NGƯỜI VIỆT VÔ CẢM DƯỚI MẮT DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI




LẠI THÊM MỘT VÔ CẢM CỦA NGƯỜI VIỆT DƯỚI MẮT DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI

Tình nhân ái của du khách giữa người Việt vô cảm.

Cư dân mạng đang bàn tán rất nhiều về bức ảnh hai người nước ngoài cứu giúp một người đi đường bị tai nạn giao thông ở Lâm Đồng đăng trên mạng xã hội. Nỗi cảm phục xen lẫn sự xấu hổ là cảm giác chung của nhiều người

Hai du khách nước ngoài sơ cứu người bị nạn trên đường tại Đà Lạt- Lâm Đồng.

Cư dân mạng đang bàn tán rất nhiều về bức ảnh hai người nước ngoài cứu giúp một người đi đường bị tai nạn giao thông ở Lâm Đồng đăng trên mạng xã hội. Nỗi cảm phục xen lẫn sự xấu hổ là cảm giác chung của nhiều người.

Sau khi xe cứu thương của bệnh viện tới, họ cùng người đi đường khiêng nạn nhân lên xe chuyển đi bệnh viện cấp cứu". Đó là lời tường thuật của chủ nhân một facebook, người đã chứng kiến trọn vẹn câu chuyện cảm động trên.“Thấy người bị tai nạn giao thông trên đường, hai vị khách trẻ tuổi người nước ngoài liền chạy tới sơ cứu rồi cùng người dân đưa nạn nhân đi cấp cứu. Trong lúc hàng chục người đi đường đang bối rối chưa biết xử lý ra sao đối với người bị tai nạn.

Chuyện về hai du khách nước ngoài lao ngay vào sơ cứu một người phụ nữ bị tai nạn giao thông và cùng đưa nạn nhân đi cấp cứu khiến tôi và rất nhiều người khác vô cùng xúc động.

Bởi họ đến từ một đất nước xa lạ, không cùng chủng tộc, nhưng thấy một người bị nạn, họ đã tự nguyện tham dự với tất cả tấm lòng và tình cảm thương xót đồng loại. Còn chúng ta, mặc dù thuộc nằm lòng câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” mà vẫn có rất nhiều người khoanh tay đứng nhìn nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh đó.

Đặt mình vào hoàn cảnh của hai du khách nước ngoài, nhiều người trong số chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng xấu hổ, bởi lẽ chúng ta đã không thể hiện được những phẩm chất NGƯỜI như họ khi trong xã hội ngày nay, có khá nhiều người dửng dưng vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.



Ai đi đường mà chẳng một đôi lần nhìn thấy cảnh này, hai chiếc xe máy va vào nhau, người bị nạn văng ra, người bị nhẹ hơn nhanh chóng dựng xe của mình lên và phóng vèo đi, chẳng cần biết người kia sống chết thế nào.

Hoặc nhẹ nhàng hơn, rất nhiều phụ nữ chân yếu tay mềm, đi một chiếc xe tay ga rất to, chẳng may bị ngã xuống đường đông thì vẫn chỉ có mình chị loay hoay vất vả dựng xe lên, bao nhiêu nam giới sức dài vai rộng thờ ơ lướt qua như không nhìn thấy

Báo chí đã từng nói có trường hợp một thanh niên bị tai nạn nằm bất tỉnh suốt mấy tiếng đồng hồ trên một đường phố đông đúc ở TP Saigon, có rất nhiều người qua lại mà vẫn không ai dừng lại giúp đỡ. Sự vô cảm đã trở thành tình trạng phổ biến trong xã hội. Người với người dường như chỉ tồn tại cạnh nhau như những tiểu địa cầu có chung quỹ đạo, không bao giờ va vào nhau, không có liên lạc, không chút gần gũi, thương yêu.

Khi thấy người bị tai nạn giao thông trên đường, phần đông người Việt đứng nhìn và sau đó là cố tránh thật xa, phần vì sợ hãi, phần vì không muốn dây dưa phiền phức nhưng quan trọng hơn là vì... không biết làm gì. Quả thật, chúng ta thiếu kiến thức cơ bản, thiếu kỹ năng xử lý tình huống tới mức gặp tình huống nguy nan, chúng ta lúng túng, rối bời.

Người Việt từ bé đã được nhồi nhét rất nhiều kiến thức trong nhà trường, nhưng chúng ta quá thiếu kỹ năng sống, những chuyện đơn giản như sơ cứu người bị đuối nước, người bị hỏa hoạn, bị ngộ độc thức ăn, người bị tai nạn giao thông... hoàn toàn là những kiến thức quá xa vời.


Bởi thế khi gặp chuyện, trong khi hai du khách nước ngoài tự tin lao vào ngay để giúp người bị nạn, thì người Việt dù có muốn giúp cũng đành đứng nhìn. Thử đặt ra một tình huống, nếu chúng ta được trang bị kiến thức về sơ cứu người bị nạn, chắc chắn chúng ta sẽ nhiệt tình hơn để xử lý những vụ tương tự thế này.

Hai du khách nước ngoài ở Lâm Đồng đã cho rất nhiều người Việt một bài học về lòng nhân ái. Cho đến giờ, cũng không ai biết tên họ là gì, họ đến từ đâu, sau khi làm xong hành động mà với họ, có lẽ là rất bình thường của những con người trước điều không may của đồng loại, họ đã tiếp tục với cuộc hành trình của mình, chẳng cần ai ngợi khen, cảm tạ.

Nhưng còn chúng ta, đất nước của những Lục Vân Tiên giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha, đất nước của những câu ca “Thương người như thể thương thân”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” liệu có học được điều gì từ hai người nước ngoài ấy?

Tôi mong muốn nhiều người sẽ đọc và nói với nhau về câu chuyện này, cũng như đã từng nói về việc người đàn ông Nhật hàng ngày ra nhặt rác ở Hồ Gươm- trái tim của Hà Nội.

Rằng chúng ta đang sống trên đất nước mình nhưng càng ngày càng chứng kiến những giá trị tốt đẹp mất dần đi, những tình người nguội lạnh dần đi, những thói xấu xa vô độ tăng dần lên theo cấp số nhân và lòng tự trọng thì gần như tuyệt diệt.

Hãy học một cách nghiêm chỉnh những bài học mà người nước ngoài đem đến, về lòng nhân ái, về tình yêu thiên nhiên, về đức tính cần cù tiết kiệm, về lòng tự trọng và đức can đảm chống lại cái xấu...

Hãy học thật nhanh trước khi quá muộn, vì cổ nhân đã nói, trí óc chúng ta nếu mỗi ngày không để cho tri thức hay những điều tử tế ngự trị, thì chúng sẽ mau chóng trở thành mảnh đất cho những hạt mầm u tối, ngu dốt và độc ác nảy nòi.

Tác giả bài viết: Simon Hòa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VỢ CHỒNG GIÀ BỎ CHÂU ÂU VỀ ĐÀ NẴNG HƯỞNG NHÀN

LOẠT ẢNH TUYỆT ĐẸP VỀ SÀI GÒN THẬP NIÊN 1960

KARAOKE MÀ KHÔNG CÓ "CÁI ĐÓ" LẤY GÌ ĂN?