THUỐC ĐẮNG SẼ GĨA TẬT CHO NGƯỜI MỸ
"Rụng rời tay chân" tháo chạy khỏi Afghanistan: Mỹ xấu mặt "xóa cờ chơi lại", OK chú SAM!
Rõ ràng khi Mỹ tại Afghanistan – Trung Á, chấp nhận nhục nhã, mất uy để "xóa cờ chơi lại" thì Nga + CSTO và Trung Quốc… không dễ xoa tay.
Ảnh minh họa.
Trước tình hình hỗn loạn, mất kiểm soát trong khi Mỹ rút quân tại Afghanistan, người Nga đưa ra một câu chuyện cười:
Những người học hỏi từ sai lầm của người khác được gọi là "người thông minh"; những người chỉ học bằng những sai lầm của chính họ được gọi là "người ngu ngốc"; và những người không học hỏi từ những sai lầm của chính họ được gọi là "người Mỹ".
Nhưng, đừng vội đùa với người Mỹ, họ đang là một cường quốc quân sự, kinh tế đứng đầu thế giới và có đủ nguồn lực để thực hiện chiến lược toàn cầu của mình.
MỸ-NATO RÚT QUÂN CHỦ ĐỘNG HAY BỊ ĐỘNG?
Rút lui (rút quân), trong chiến tranh, khi mục đích ban đầu không đạt được hoặc không phù hợp với tình thế mới. Về quy mô, rút lui mang tầm chiến lược hoặc mang tầm chiến thuật. Về tính chất, rút lui mang tính chủ động và rút lui mang tính bị động hay còn gọi là tháo chạy.
Vì vậy, rút lui, cũng như phòng ngự hay tấn công là một thuật ngữ quân sự, là một hình thức tác chiến và, do đó, nó cũng được đúc kết thành nghệ thuật quân sự.
Tức là cơ quan tham mưu tác chiến xây dựng một kế hoạch tấn công, phòng ngự, như nào thì rút lui cũng phải như thế….
Từ đó, chúng ta thấy: Mỹ-NATO rút lui khỏi chiến trường Afghanistan là một cuộc rút lui tầm chiến lược, mang tính chủ động. Bởi vì:
Thứ nhất, Mỹ-NATO hao binh, tổn thất lớn về tài chính mà không giành chiến thắng trong cuộc chiến tại Afghanistan nên Mỹ tuyên bố rút lui khỏi cuộc chiến. Đây là một cuộc rút quân mang tầm chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Thứ hai, trên chiến trường Afghanistan, Mỹ-NATO không có trận đối đầu nào với quân Taliban có tính "quyết chiến chiến lược", nhưng từ tháng 5/2020 Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thỏa thuận rút quân với Taliban và Tổng thống Joe Biden chỉ là người tổ chức thực hiện cuộc rút quân này.
Như vậy, có thể nói nếu như Liên Xô để thực hiện cuộc rút quân khỏi Afghanistan họ phải chuẩn bị mất 18 tháng trước khi tuyên bố thì Mỹ tuyên bố rút quân từ tháng 5/2020 đến nay, thời gian không phải là ngắn.
Trong khi đó, Mỹ lại có thỏa thuận với Taliban… nên cuộc rút quân của Mỹ không có điều gì khiến Lầu Năm Góc đau đầu, lo lắng.
Thế nhưng, diễn biến cuộc rút quân của Mỹ-NATO tại Afghanistan và đòn tấn công khủng bố quốc tế tại sân bay Kabul vừa qua đã khiến cho các giáo án quân sự thế giới trở nên vô nghĩa… Mỹ-NATO tháo chạy chứ không phải là một cuộc rút quân có kế hoạch, chủ động.
Hơn 10 lính Mỹ thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố ở sân bay Kabul, Afghanistan.
GIỚI QUÂN SỰ NGHI NGỜ
Đừng có "múa rìu trước mặt thợ" để phân tích về chuyện rút quân của Mỹ-NATO tại Afghanistan phải thực hiện từng bước như nào vì Mỹ là bậc thầy. Vấn đề là chúng ta quan tâm chỉ có những câu hỏi và hậu quả…
Hơn 80 tỷ USD vũ khí được Mỹ giữ nguyên vẹn (bị Taliban tiếp quản) mà tại sao Mỹ-NATO không phá đi để khỏi rơi vào quân thù? Tại sao trong khi đó, chỉ mới hôm qua, Mỹ vẫn làm được khi đã cho nổ tung trụ sở CIA tại Kabul?
Hậu quả cuộc cuộc rút quân vô kế hoạch hay cuộc tháo chạy của Mỹ-NATO tại Afghanistan là:
1. Lịch sử "tầng thượng tòa đại sứ làm sân bay" đã tái hiện, dù trước đó, Tổng thống Mỹ Biden quyết tâm không để lặp lại, đã tạo ra một tư thế rất xấu xí của Mỹ và NATO - một tổ chức quân sự duy nhất, mạnh nhất thế giới.
2. Chiến tranh thắng bại là chuyện bình thường, nhưng hành động bỏ rơi đồng minh, chỉ lo lấy bản thân, tháo chạy đã khiến cho uy tín, đặc biệt là lòng tin của đồng minh với Mỹ - cường quốc quân sự số 1 thế giới cạn kiệt.
Sau khi cuộc rút quân đã trở nên hỗn loạn không kiểm soát được tại sân bay quốc tế Kabul đe dọa đến tính mạng người Mỹ thì Mỹ lập tức điều quân trở lại Kabul và đàm phán với Taliban. Và, không hiểu sao, sau đàm phán, toàn bộ "sơ yếu lý lịch" của những người làm việc cho Mỹ và chính quyền do Mỹ dựng lên đều được Mỹ "bàn giao" cho Taliban.
Chính hành động này (trao đổi) đã đưa những nhân viên chính phủ cũ vào "cửa tử" khiến họ ngỡ ngàng, "rụng rời tay chân".
Những quốc gia dựa vào ô quân sự của Mỹ thách thức Nga, Trung Quốc trên chiến trường châu Âu, Trung Đông hay Châu Á - Thái Bình Dương sẽ rút ra cho mình bài học nhãn tiền, nhưng với chúng ta thì "tư thế" của Mỹ tại Afghanistan là sự mở đầu cho sự kết thúc NATO.
3. Với Taliban, Mỹ và Nga có chung một quan điểm coi là lực lượng khủng bố. Mỹ dự đoán là sớm muộn gì Taliban cũng sẽ đánh bại chính quyền Ghani do Mỹ dựng nên, vì vậy việc để hơn 80 tỷ USD vũ khí vào tay quân khủng bố Taliban là đặt một "quả bom nổ chậm" cực kỳ nguy hiểm đe dọa an ninh khu vực Trung Á.
Hành động này của Mỹ là hành động "xóa cờ chơi lại", đẩy Nga, Trung Quốc vào cuộc chơi mới không dễ dàng.
Rốt cuộc, Mỹ không cần hủy diệt Kabul cũng khiến Afghanistan loạn lạc, nội chiến, nhưng Mỹ cần là biến nó thành một tâm điểm làm loạn khu vực Trung Á, buộc Nga, Trung Quốc tốn sức và tài nguyên đối phó "hậu quả" Mỹ để lại. Mỹ không bao giờ chịu thua trắng… OK chú SAM!
Thiếu tướng Chris Donahue - Tư lệnh Sư đoàn đổ bộ đường không số 82 là người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Afghanistan.
AFGHANISTAN - CUỘC CHIẾN MỚI CHỈ BẮT ĐẦU...
Hơn 20 năm qua, đối đầu giữa Taliban với Mỹ-NATO + quân đội Ghani trên chiến trường Afghanistan là lâu dài nhưng chưa khốc liệt. Quân đội chính quyền do Mỹ dựng lên dựa vào ô Mỹ-NATO nên "làm công ăn lương" không có ý chí chiến đấu đúng như Tổng thống Mỹ đã nói. Tuy nhiên khi Mỹ-NATO rút quân thì tình hình lại khác…
Tại Afghanistan hiện nay có 3-4 lực lượng sẵn sàng chiến đấu với nhau đến chết gồm Taliban; IS và Al Qaeda; nhóm tàn quân của quân đội Afghanistan (AA) + lực lượng phương Bắc Afghanistan.
Nếu như AA trước đây thấy Taliban là bỏ chạy thì nay khi Mỹ-NATO rút lại khác, chạy là chết, chỉ có chiến đấu thì sống.
Cho đến nay, Nga vẫn chưa từ bỏ coi Taliban là khủng bố và cũng chưa biết CSTO do Nga đứng đầu ủng hộ lực lượng nào hay có lực lượng nào tại Afghanistan.
Chừng nào Nga + CSTO có "đòn bẩy mạnh" với Taliban và IS + Al Qaeda… thì một chính phủ mới tại Afghanistan sẽ được họ công nhận.
Tuy nhiên, đó là điều không dễ dàng, vì vậy, ý đồ thành lập một "Tiểu quốc gia Hồi giáo" của Taliban là khó hiện thực. Cuộc nội chiến khốc liệt Afghanistan chỉ là vấn đề thời gian.
Rõ ràng khi Mỹ tại Afghanistan – Trung Á, chấp nhận nhục nhã, mất uy để "xóa cờ chơi lại" thì Nga + CSTO và Trung Quốc… không dễ xoa tay. Mỹ bị đánh bật ra khỏi Trung Á mới chỉ là bàn thắng đầu của Nga, Trung Quốc khi trận đấu còn rất nhiều thời gian.
Nguồn soha.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét