THẾ GIỚI CÓ THỂ TRÔNG ĐỢI NƯỚC NÀY NHẤT VỀ VACCINE COVID-19

 Nga, Mỹ có thể dẫn đầu về việc tạo ra vắc xin nhưng quốc gia châu Á này mới là hy vọng tốt nhất của cả thế giới trong cuộc chiến chống Covid-19

Đó là Ấn Độ với tiềm năng sản xuất đủ vắc xin cho cả nhân loại.

Nga, Mỹ có thể dẫn đầu về việc tạo ra vắc xin nhưng quốc gia châu Á này mới là hy vọng tốt nhất của cả thế giới trong cuộc chiến chống Covid-19

2 tỷ liều vắc xin mỗi năm

Viện Serum của Ấn Độ đang là hy vọng lớn nhất cho cả thế giới trong việc sản xuất đủ vắc xin để chấm dứt đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Với khả năng sản xuất tới 1,5 tỷ liều vắc xin mỗi năm và tiến tới 2 tỷ liều nếu hoạt động hết công suất hầu hết mọi chủng loại, viện Serum không chỉ góp phần lớn trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh mà còn đưa Adar Poonawalla, người chủ của nó, vào danh sách những tỷ phú thế giới.

Trong dây chuyền sản xuất, Poonawalla có những chiếc máy có thể bơm đầy 500 lọ thủy tinh mỗi phút. Lò phản ứng sinh học thép sáng lấp lánh cao bằng tòa nhà 2 tầng có thể tạo ra 10 triệu liều tiêm mỗi tháng. Poonawalla tự tin nói rằng mình giúp 65% số trẻ em trên toàn cầu được tiêm chủng chống các bệnh về sởi và lao.

Cách Mumbai khoảng 3 giờ lái xe, trụ sở nhà máy của Viện Serum đang chuẩn bị nguyên liệu thô để tạo ra một trong những loại vắc xin quan trọng nhất thế giới ở thời điểm hiện tại: Vắc xin chống lại virus corona. Do sự lây lan mạnh mẽ trên toàn cầu với hơn 20 triệu người mắc, nhu cầu đối với loại vắc xin này cố cùng lớn.

Nga, Mỹ có thể dẫn đầu về việc tạo ra vắc xin nhưng quốc gia châu Á này mới là hy vọng tốt nhất của cả thế giới trong cuộc chiến chống Covid-19 - Ảnh 1.

Hiện nay, tài sản ròng của gia đình Poonawalla vào khoảng 13 tỷ USD. Đó là lý do vì sao người đàn ông này có thể hoán cải 1 chiếc máy bay thành phòng làm việc và nơi ở với giá 1 triệu USD, sửa đổi 1 chiếc trong bộ sưu tập 35 xe hơi quý giá để biến nó thành bản sao chiếc xe của Người Dơi hay thuê các đầu bếp tốt nhất đến phục vụ riêng cho mình.

Sản xuất vắc xin cơ bản dành cho các thị trường mới nổi không phải một ngành công nghiệp hái ra tiền. Thậm chí, lợi nhuận của chúng thấp đến mức các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển đã từ bỏ nó từ vài thập kỷ trước. Tuy nhiên, Poonawalla có một cách làm khác biệt và nó đang chứng minh hiệu quả rõ rệt.

Tiếp quản công ty vào năm 2011, Poonawalla bỏ qua hầu hết các dự báo về nhu cầu vắc xin chậm trên toàn thế giới. Thay vào đó, nhờ nguồn tiền dồi dào của gia đình cùng lịch máu liều có từ lâu, Poonawalla tăng dần diện tích và quy mô sản xuất vắc xin của Viện Serum. Các dây chuyền ở đây tăng công suất theo cấp số nhân.

Khuôn viên mới của Viện Serum có giá đầu tư khoảng 700 triệu USD. Cách đây 4 năm, thời điểm mà đại dịch Covid-19 chỉ có trong những cơn ác mộng tồi tệ, Poonawalla đã bắt đầu lên kế hoạch và đầu tư quy mô sản xuất. Hiện nay, các cơ sở này đang đi vào hoạt động và khi vận hành hết công suất, nó có thể tạo ra 2 tỷ liều vắc xin mỗi năm. Điều đó giúp Serum bỏ xa đối thủ đứng thứ 2 là Sanofi SA với sản lượng chỉ bằng 1 nửa và chủ yếu tới từ các nhà máy ở Ấn Độ.

Serum đã đạt được thỏa thuận sản xuất 1 tỷ liều ChAdOx1 nCoV-19, loại vắc xin đang được phát triển bởi Đại học Oxford và AstraZeneca Plc, vốn có thể được Mỹ và châu Âu phê chuẩn trong mùa thu này. Tuy nhiên, chính Poonawalla tin rằng dù bất cứ loại vắc xin nào trong hơn 100 ứng viên được cấp phép thì Serum vẫn là một phần của kế hoạch này để có thể tạo ra đủ vắc xin cho cả thế giới.

Kiên định theo con đường khác biệt

"Bây giờ, mọi người thường hay đặt câu hỏi vì sao chúng tôi là những người duy nhất có thể tạo ra vắc xin chống Covid-19 ở quy mô lớn đến vậy. Câu trả lời là bởi chúng tôi có tầm nhìn và chúng tôi chi rất nhiều tiền cho việc đầu tư, mở rộng quy mô. Khi không còn lựa chọn nào, họ sẽ phải tìm tới chúng tôi", Poonawalla nói.

Gia đình Poonawalla bắt đầu sản xuất vắc xin và các loại thuốc khác như thuốc chống nọc rắn từ năm 1966. Đây là những thứ thuốc quan trọng đối với một quốc gia nghèo nhưng đông dân như Ấn Độ. Nắm bắt thời cơ giúp Serum có được hợp đồng sản xuất cho Chính phủ Ấn Độ từ năm 1971 trước khi nâng cấp nhà máy để có thể đáp ứng các nhu cầu lớn hơn và đáp ứng được các thị trường khó tính hơn như châu Âu và Mỹ.

Năm 2001, Adar Poonawalla, nhà lãnh đạo hiện nay của Viện Serum, trở về làm ở phòng kinh doanh của công ty sau khi học ở Vương quốc Anh. Làm việc với chính quyền, vốn ì ạch và quan liên, từng khiến Poonawalla muốn phát điên khi họ để anh chờ đợi nhiều giờ. Khi đó, Poonawalla thường mang theo một chồng sách để đọc trong lúc chờ đợi.

Nga, Mỹ có thể dẫn đầu về việc tạo ra vắc xin nhưng quốc gia châu Á này mới là hy vọng tốt nhất của cả thế giới trong cuộc chiến chống Covid-19 - Ảnh 2.

Chán ghét và cảm thấy nhục nhã vì việc đó, Poonawalla hướng tới xây dựng và nâng cao năng lực để hướng tới xuất khẩu. Trong khi phương Tây chọn sản xuất các loại vắc xin phức tạp với giá thành cao, thị trường với các loại vắc xin tương tự nhưng giá thành thấp cho các nước nghèo được bỏ ngỏ cho những công ty như Serum khai thác.

Khí giá thành vắc xin thấp, nó thúc đẩy nhu cầu của các chính phủ trong việc đặt hàng, dẫn tới sản lượng gia tăng. Các tổ chức từ thiện cũng tìm tới Serum, chẳng hạn như nhà phân phối vắc xin toàn cầu Gavi mà tỷ phú Bill Gates ủng hộ. Triết lý xây, xây và nâng cao năng lực của Serum phát huy hiệu quả từ nhiều thập niên trước chứ không chỉ chứng tỏ vai trò trong giai đoạn Covid-19 hiện nay.

Tuy nhiên, đại dịch đang mang đến cho Serum một cơ hội mới. Trở thành tâm điểm của thế giới, Serum cũng đã cam kết bán 400 triệu vắc xin với giá gốc theo thỏa thuận với AstraZeneca. Đổi lại, họ được hỗ trợ xây dựng mạng lưới phân phối cũng như nhận được các khoản hỗ trợ tài chính lớn để đẩy nhanh khả năng sản xuất. Bản thân Poonawalla cũng cho biết anh ta sẽ không bán vắc xin chống Covid-19 với giá cao hơn 13 USD/liều.

Tham khảo: Bloomvberg

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VỢ CHỒNG GIÀ BỎ CHÂU ÂU VỀ ĐÀ NẴNG HƯỞNG NHÀN

LOẠT ẢNH TUYỆT ĐẸP VỀ SÀI GÒN THẬP NIÊN 1960

KARAOKE MÀ KHÔNG CÓ "CÁI ĐÓ" LẤY GÌ ĂN?