MỸ TIẾP TỤC CHỌC GIẬN TRUNG QUỐC

 Bán tên lửa cho Đài Loan, Mỹ thách thức Trung Quốc: Nín thở đợi màn đáp trả từ Bắc Kinh

Mỹ sẽ bán số lượng lớn tên lửa chống hạm SLAM-ER cho Đài Loan với giá trị ước tính hơn 1 tỷ USD, cùng với đó là các hệ thống pháo phản lực phóng loạt M142 HIMARS.

Bán tên lửa đạn đạo cho Đài Loan, Mỹ đang thách thức Trung Quốc: Nín thở đợi màn đáp trả từ Bắc Kinh

Hãng tin Sputnik dẫn một thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đã thông qua hợp đồng vũ khí trị giá gần 1,5 tỷ USD với Đài Loan vào hôm qua 21/10. Thương vụ này được kỳ vọng sẽ giúp Đài Bắc nâng cao năng lực phòng thủ trong tương lai gần.

Cũng theo thông báo trên, Đài Loan sẽ mua số lượng lớn tên lửa chống hạm SLAM-ER từ Mỹ với giá trị ước tính hơn 1 tỷ USD, cùng với đó là kế hoạch trang bị các hệ thống pháo phản lực phóng loạt M142 HIMARS.

Thông tin Mỹ bán lô tên lửa trị giá hơn 1 tỷ USD cho Đài Loan cũng được Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc xác nhận.

Các binh sĩ Mỹ gắn tên lửa chống hạm SLAM-ER lên trên một máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Sputnik dẫn lời một đại diện Đài Loan tại Washington cho biết, Mỹ sẽ bán cho Đài Bắc 135 tên lửa chống hạm SLAM-ER, ngoài còn có 4 tên lửa cho bắn thử nghiệm, kiểm tra tính năng và 12 tên lửa mô phỏng giành cho nhiệm vụ đào tạo và huấn luyện.

Cũng cần nói thêm là SLAM-ER là một biến thể phóng từ máy bay của dòng tên lửa chống hạm AGM-84H/K, nó có tầm bắn hiệu hiệu quả lên đến 270km và thừa sức mạnh để giúp Đài Bắc tấn công bất cứ mục tiêu nào dọc theo eo biển Đài Loan.

Dựa trên trang bị của Quân đội Đài Loan hiện tại, số tên lửa trên nhiều khả năng sẽ được trang bị phi đội máy bay tuần tra và săn ngầm P-3C.

Trong một thông báo riêng, DSCA cũng tiết lộ Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận bán 11 bệ phóng di động của hệ thống M142 HIMARS cho Đài Loan trị giá 436 triệu USD. Thỏa thuận này cũng bao gồm 64 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS và một số thiết bị hậu cần, kỹ thuật đi kèm.

Hiện vẫn chưa rõ Mỹ sẽ bán cho Đài Loan biến thể nào của ATACMS nhưng dòng tên lửa đạn đạo này có tầm bắn tối đa lên đến 300km. Dựa theo Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) Mỹ chỉ có thể chuyển cho Đài Bắc các phiên bản ATACMS dưới 300km.

Tên lửa ATACMS được phóng từ một bệ phóng di động của hệ thống HIMARS. Ảnh: Defense Update.

Được biết, kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận chức cách đây 4 năm, Washington đã bán cho Đài Bắc ít nhất 15 tỷ USD vũ khí.

Trước đó, vào tháng 8/2020, Mỹ hoàn toàn hợp đồng cung cấp 66 chiến đấu cơ tiên tiế F-16V "Viper" cho Đài Loan trị giá 8 tỷ USD.

Tờ The New York Times dẫn một nguồn tin riêng cho biết, hợp đồng bán các tên lửa SLAM-ER mới được công bố chỉ là một phần trong thương vụ vũ khí trị giá 7 tỷ USD đang được Mỹ và Đài Loan thảo luận. Có nhiều thông tin cho thấy Đài Bắc đang muốn thêm mua các máy bay không người lái (UAV) MQ-9B Reaper và một số loại vũ khí chống ngầm từ Washington.

Còn theo tờ Defense News, Đài Loan có thể sẽ tiếp tục mua thêm chiến đấu cơ F-16V để hiện đại hóa lực lượng không quân của họ.

Các thương vụ vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng Mỹ - Trung trong thời gian gần đây. Bắc Kinh đã nhiều lần yêu cầu Washington dừng ngay lập tức mọi thương vụ bán vũ khí cho Đài Bắc.

Trong một cuộc họp báo cách đây 1 tuần, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã cảnh báo Bắc Kinh sẽ có biện pháp đáp trả "hợp pháp và cần thiết" nếu Washington tiếp tục hành động trên. Điều này sẽ vi phạm nguyên tắc "Một Trung Quốc" và đồng nghĩa với việc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc cũng như làm ảnh hưởng tới chủ quyền và lợi ích an ninh của quốc gia này.

Hiện phía Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về hợp đồng vũ khí mới giữa Mỹ và Đài Loan.

Nguồn toquoc.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VỢ CHỒNG GIÀ BỎ CHÂU ÂU VỀ ĐÀ NẴNG HƯỞNG NHÀN

LOẠT ẢNH TUYỆT ĐẸP VỀ SÀI GÒN THẬP NIÊN 1960

KARAOKE MÀ KHÔNG CÓ "CÁI ĐÓ" LẤY GÌ ĂN?