HÀNH TRÌNH ĐẦY NGHỊ LỰC CỦA CÔ GIÁO BỊ TẠT AXIT
Hai năm vật lộn tìm lại chính mình của cô giáo bị chồng tạt axit hủy dung: Trải qua 28 cuộc phẫu thuật, bất tỉnh 5 ngày liên tiếp
Từng sở hữu ngoại hình xinh xắn, sau sự cố đáng tiếc, chị phải qua hàng chục ca phẫu thuật cấy ghép da, luôn đội mũ và tóc giả để che đi phần đầu bị lõm.
Còn nhớ cách đây 2 năm, sự kiện cô giáo dạy tiếng Anh Đặng Thị Huyền (sinh năm 1985, trú tại Gia Lâm, Hà Nội) bị chồng cũ Phạm Văn Thông ( sinh năm 1983) tạt axit gây rúng động xã hội. Chị Huyền và chồng ly dị vào năm 2017 nhưng vì con nên cố gắng về sống chung với hi vọng hàn gắn lại được mối quan hệ. Tuy nhiên, sau một lần cãi vã đỉnh điểm, chị bị gã đàn ông tồi tệ tạt axit trước mặt bố đẻ và con gái.
"Chỉ sau 5 giây, tôi cảm nhận được cơ thể mình như bao nilon bị co lại vì lửa đốt", chị nhớ lại. Lờ mờ đoán bị tạt axit, chị bảo con gái "đừng chạm vào người mẹ", chị Huyền kể lại.
Vào cuối tháng 3 năm 2018, câu chuyện chị Đặng Thị Huyền (SN 1985, trú tại thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội) - giáo viên dạy tiếng Anh bị chồng cũ là Phạm Văn Thông (SN 1983) dùng axit tạt lên người nguy kịch từng khiến dư luận xôn xao.
Sau tai nạn ập đến, người nhà vội đưa đến Viện bỏng quốc gia, bất tỉnh 5 ngày liên tiếp, sức khỏe tổn hại 64%. Tình hình tồi tệ đến mức, tất cả các bác sĩ đều khuyên gia đình nên chuẩn bị sẵn sàng thủ tục ma chay song chị đã mạnh mẽ tỉnh dậy, đấu tranh đến cùng. Kể từ đó, cuộc sống của chị Huyền gắn liền với những cuộc phẫu thuật kéo dài, chuỗi ngày đau đớn rỉ máu trên giường bệnh, sự sống và cái chết mong manh như một sợi dây.
Kể từ khi bị tạt axit, mỗi ngày với chị Huyền là chuỗi đau đớn trên giường bệnh, có lúc sự sống, cái chết với chị rất mong manh. Cơ thể bị băng bó chỉ hở mắt phải, gần như bị biến dạng vì bỏng axit. Không thể nói, thị lực giảm sút, nằm bất động suốt bốn tháng liền, sinh hoạt của cô con gái đều phụ thuộc vào người cha già.
Khuôn mặt biến dạng hoàn toàn, thị lực giảm sút nghiêm trọng, bó bột kín thân, nằm bất động suốt 4 tháng liền, mọi sinh hoạt của chị Huyền đều phụ thuộc vào người cha già. "Cứ ngỡ đã đến lúc có thể báo hiếu cha mẹ thì giờ đến cầm cốc uống nước cũng không được", cô giáo dạy tiếng Anh nghẹn ngào nói. Mỗi lần nhớ lại, chị chỉ biết tủi thân khóc, đau đớn về thể xác lẫn tâm hồn khiến nhiều lần ý định tự tử xuất hiện "nhưng có muốn chết cũng chẳng có sức mà chết".
Chị kể rằng, 3 tháng sau khi bị tạt axit các vết thương mới bị ảnh hưởng nặng, cơ da bắt đầu co lại gây đau đớn. Vì khu vực bị tạt axit ở nơi nguy hiểm là đầu và mặt nên chị bị mất tiếng nói và phải bập bẹ tập nói từng câu chữ như những đứa trẻ. Bên cạnh đó các bác sĩ cũng hướng dẫn chị tập phục hồi chức năng, tập tay chân…
Thực tế, phải 3 tháng sau kể từ ngày định mệnh, các vết thương mới ảnh hưởng nặng, cơ da co lại gây khó chịu, vật vã. Bị chồng cũ tạt axit vào đầu và mặt nên chị mất tiếng nói và phải tập nói, tập đi trở lại như một đứa trẻ.
"Mỗi lần tập tôi thường hay bảo là tập thế này chứa đầy máu và nước mắt bởi mỗi lần nắm hay duỗi cơ các vết thương lại toé máu. Tuy nhiên có vỡ vết thương chảy máu như thế thì cơ da mới mềm và cử động lại được", chị chia sẻ.
Tổn thương vùng đầu nên thời tiết thay đổi, đầu chị đau như búa bổ. Phải làm phẫu thuật đục sọ ghép da, biết có thể mất mạng nếu không thành công, nhưng chị chấp nhận.
Đến tháng thứ 5 nằm viện, chị xin về thăm con gái nhưng vừa thấy mẹ, cô bé đang chạy ra liền khựng lại hoảng sợ. Mọi người xung quanh phải giải thích, vỗ về nói: "Đây là mẹ Huyền", bé gái 8 tuổi mới rụt rè tiến lại gần, khẽ chạm vào cánh tay mẹ, đuôi mắt cụp xuống, đầy buồn rầu.
"Lần đầu nhìn thấy mình trong gương tôi cũng không sốc và đau khổ bằng việc con gái không nhận ra mình", chị nói.
Đêm đó, hai mẹ con ngủ chung giường, đột nhiên, bé con quay lại ôm chặt mẹ, yêu cầu phối hợp với bác sĩ điều trị lấy lại nhan sắc như xưa. Lúc đó, chị chỉ biết ghì chặt con gái vào lòng và khóc nức nở: "Ừ, mẹ hứa!".
Sau đêm đoàn tụ, chị nhanh chóng trở lại viện để điều trị. Do tổn thương nặng vùng đầu nên những cơn đau như búa bổ kéo đến thường tình như cơm bữa, buộc lòng thực hiện phẫu thuật đục sọ ghép da. Ca phẫu thuật vô cùng nguy hiểm, có thể ra đi ngay trên màn mổ nhưng chị chấp nhận và nuôi dưỡng một tia sáng bất diệt. May mắn thay, mọi chuyện thành công rực rỡ, chị Huyền bớt đau đầu nhiều.
Có những lúc tập luyện phục hồi, chị Huyền đau đớn đến ngất lịm, cơm chính được tính bằng những viên thuốc giảm đau. Những vết sẹo khô lại, co lên khiến cô giáo sinh năm 1985 khó cử động, cổ bị kéo sập, không thể quay, ngửa cổ hay uống nước bằng cốc.
"Lớp da bị căng như dây thừng sắp đứt. Có những lúc vết thương bật máu, nhưng phải kiên trì vì chỉ cần bỏ tập nửa buổi, mọi cố gắng sẽ quay về con số không", chị Huyền tâm sự.
Mỗi ngày bố mẹ đều chụp hình chị để thấy sự thay đổi rõ rệt, ủng hộ con gái hết mình, là nguồn động lực mạnh mẽ nhất.
Trong suốt 2 năm qua, chị đã trải qua 28 ca phẫu thuật, khuôn mặt đã khôi phục trên 80%. Ca của chị Huyền được đánh giá là phức tạp nhất hiện nay trên thế giới - lấy toàn bộ cấu trúc da bao gồm cả các mạch máu nuôi cho vùng da đó để tạo hình.
Cô giáo Huyền là nguồn động lực sống cho các bệnh nhân cùng hoàn cảnh. Chị còn thành lập nhóm "Cộng đồng nạn nhân bỏng Việt Nam" trên mạng xã hội - là diễn đàn để các nạn nhân và người nhà người bị bỏng cùng trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm điều trị.
"Trong số những ca tôi điều trị, Huyền là một trong những bệnh nhân bị nặng nhất, nhưng tôi chưa từng thấy cô ấy than vãn và tỏ ra thất vọng. Ở phòng bệnh, Huyền còn là người truyền lửa cho các bệnh nhân khác", PGS-TS Vũ Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật tạo hình, Viện bỏng quốc gia nói.
Hiện tại, chị luôn đội tóc giả che đi phần đầu bị lõm và một bên tai đã mất.
Mặc dù đau đớn cả về tinh thần lẫn thể xác là thế nhưng chị vẫn rất lạc quan, là nguồn động lực, truyền lửa cho nhiều bệnh nhân khác. Thậm chí, chị còn nhận dạy kèm tuần hai buổi cho con một y tá để luyện tập lại kiến thức. Chị mua các khóa học online, cập nhật xu hướng học tập hiện đại nhất, tự trau dồi mọi kĩ năng.
Nhóm "Cộng đồng nạn nhân bỏng Việt Nam" trên mạng xã hội được thành lập bởi chị Huyền. Đây là nhóm để các nạn nhân và người nhà vào trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng điều trị. Dù nhận được hàng trăm tin nhắn hỏi han mỗi ngày nhưng chị chưa từng bỏ sót một ai.
Nhan sắc thuở nào của Huyền
Trước khi bị hủy nhan vĩnh viễn, chị là một cô giáo xinh đẹp, tận tình được nhiều học sinh, phụ huynh yêu quý
Được biết, đầu năm nay chị Huyền chính thức xuất viện. Tuy nhiên vẫn được các bác sĩ dặn dò phải tẩm bổ, giữ gìn sức khỏe cho lần phẫu thuật tiếp theo. Chị Huyền cũng muốn nhân cơ hội này để đi làm kiếm thêm kinh phí, và trò chuyện, kết thân với con nhiều hơn sau 2 năm "gắn bó" với giường bệnh.
Điều khiến chị hạnh phúc nhất là hiện tại bé Nhím - con gái của chị đã vui cười, hạnh phúc trở lại khi nhìn thấy khuôn mặt của mẹ. "Tôi đã không còn quá đau khổ khi thấy mình trước gương", chị dần lấy lại sự tự tin nhưng vẫn từ chối các cuộc gặp gỡ bạn bè.
Với chị, được hồi sinh thêm một là phúc phần tu từ kiếp trước. Hoạn nạn xảy đến mới biết có rất nhiều người yêu thương, luôn tạo điều kiện giúp đỡ. Dù bị chồng cũ hủy hoại nhan sắc nhưng chị khẳng định không muốn hận thù gì bởi cả hai từng sống hạnh phúc, có một con chung và muốn bé có thể tiếp tục nhận bố. Mọi chuyện xảy ra chỉ tại kém may mắn, tai nạn không thể tránh khỏi.
"Tôi chỉ suy nghĩ làm sao sống tích cực, nghĩ đến biện pháp, hướng khắc phục hậu quả. Thân xác này cũng chỉ là cõi tạm. Quan trọng là sống sao để tâm hồn mình thanh thản. Điều tôi mong muốn bây giờ là sống thật vui, xoa dịu tổn thương con gái phải chịu và chăm chỉ làm việc để báo đáp cha mẹ già", chị Huyền chia sẻ.
Nhung Đỗ/ TH
Còn nhớ cách đây 2 năm, sự kiện cô giáo dạy tiếng Anh Đặng Thị Huyền (sinh năm 1985, trú tại Gia Lâm, Hà Nội) bị chồng cũ Phạm Văn Thông ( sinh năm 1983) tạt axit gây rúng động xã hội. Chị Huyền và chồng ly dị vào năm 2017 nhưng vì con nên cố gắng về sống chung với hi vọng hàn gắn lại được mối quan hệ. Tuy nhiên, sau một lần cãi vã đỉnh điểm, chị bị gã đàn ông tồi tệ tạt axit trước mặt bố đẻ và con gái.
"Chỉ sau 5 giây, tôi cảm nhận được cơ thể mình như bao nilon bị co lại vì lửa đốt", chị nhớ lại. Lờ mờ đoán bị tạt axit, chị bảo con gái "đừng chạm vào người mẹ", chị Huyền kể lại.
Vào cuối tháng 3 năm 2018, câu chuyện chị Đặng Thị Huyền (SN 1985, trú tại thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội) - giáo viên dạy tiếng Anh bị chồng cũ là Phạm Văn Thông (SN 1983) dùng axit tạt lên người nguy kịch từng khiến dư luận xôn xao.
Sau tai nạn ập đến, người nhà vội đưa đến Viện bỏng quốc gia, bất tỉnh 5 ngày liên tiếp, sức khỏe tổn hại 64%. Tình hình tồi tệ đến mức, tất cả các bác sĩ đều khuyên gia đình nên chuẩn bị sẵn sàng thủ tục ma chay song chị đã mạnh mẽ tỉnh dậy, đấu tranh đến cùng. Kể từ đó, cuộc sống của chị Huyền gắn liền với những cuộc phẫu thuật kéo dài, chuỗi ngày đau đớn rỉ máu trên giường bệnh, sự sống và cái chết mong manh như một sợi dây.
Kể từ khi bị tạt axit, mỗi ngày với chị Huyền là chuỗi đau đớn trên giường bệnh, có lúc sự sống, cái chết với chị rất mong manh. Cơ thể bị băng bó chỉ hở mắt phải, gần như bị biến dạng vì bỏng axit. Không thể nói, thị lực giảm sút, nằm bất động suốt bốn tháng liền, sinh hoạt của cô con gái đều phụ thuộc vào người cha già.
Khuôn mặt biến dạng hoàn toàn, thị lực giảm sút nghiêm trọng, bó bột kín thân, nằm bất động suốt 4 tháng liền, mọi sinh hoạt của chị Huyền đều phụ thuộc vào người cha già. "Cứ ngỡ đã đến lúc có thể báo hiếu cha mẹ thì giờ đến cầm cốc uống nước cũng không được", cô giáo dạy tiếng Anh nghẹn ngào nói. Mỗi lần nhớ lại, chị chỉ biết tủi thân khóc, đau đớn về thể xác lẫn tâm hồn khiến nhiều lần ý định tự tử xuất hiện "nhưng có muốn chết cũng chẳng có sức mà chết".
Chị kể rằng, 3 tháng sau khi bị tạt axit các vết thương mới bị ảnh hưởng nặng, cơ da bắt đầu co lại gây đau đớn. Vì khu vực bị tạt axit ở nơi nguy hiểm là đầu và mặt nên chị bị mất tiếng nói và phải bập bẹ tập nói từng câu chữ như những đứa trẻ. Bên cạnh đó các bác sĩ cũng hướng dẫn chị tập phục hồi chức năng, tập tay chân…
Thực tế, phải 3 tháng sau kể từ ngày định mệnh, các vết thương mới ảnh hưởng nặng, cơ da co lại gây khó chịu, vật vã. Bị chồng cũ tạt axit vào đầu và mặt nên chị mất tiếng nói và phải tập nói, tập đi trở lại như một đứa trẻ.
"Mỗi lần tập tôi thường hay bảo là tập thế này chứa đầy máu và nước mắt bởi mỗi lần nắm hay duỗi cơ các vết thương lại toé máu. Tuy nhiên có vỡ vết thương chảy máu như thế thì cơ da mới mềm và cử động lại được", chị chia sẻ.
Tổn thương vùng đầu nên thời tiết thay đổi, đầu chị đau như búa bổ. Phải làm phẫu thuật đục sọ ghép da, biết có thể mất mạng nếu không thành công, nhưng chị chấp nhận.
Đến tháng thứ 5 nằm viện, chị xin về thăm con gái nhưng vừa thấy mẹ, cô bé đang chạy ra liền khựng lại hoảng sợ. Mọi người xung quanh phải giải thích, vỗ về nói: "Đây là mẹ Huyền", bé gái 8 tuổi mới rụt rè tiến lại gần, khẽ chạm vào cánh tay mẹ, đuôi mắt cụp xuống, đầy buồn rầu.
"Lần đầu nhìn thấy mình trong gương tôi cũng không sốc và đau khổ bằng việc con gái không nhận ra mình", chị nói.
Đêm đó, hai mẹ con ngủ chung giường, đột nhiên, bé con quay lại ôm chặt mẹ, yêu cầu phối hợp với bác sĩ điều trị lấy lại nhan sắc như xưa. Lúc đó, chị chỉ biết ghì chặt con gái vào lòng và khóc nức nở: "Ừ, mẹ hứa!".
Sau đêm đoàn tụ, chị nhanh chóng trở lại viện để điều trị. Do tổn thương nặng vùng đầu nên những cơn đau như búa bổ kéo đến thường tình như cơm bữa, buộc lòng thực hiện phẫu thuật đục sọ ghép da. Ca phẫu thuật vô cùng nguy hiểm, có thể ra đi ngay trên màn mổ nhưng chị chấp nhận và nuôi dưỡng một tia sáng bất diệt. May mắn thay, mọi chuyện thành công rực rỡ, chị Huyền bớt đau đầu nhiều.
Có những lúc tập luyện phục hồi, chị Huyền đau đớn đến ngất lịm, cơm chính được tính bằng những viên thuốc giảm đau. Những vết sẹo khô lại, co lên khiến cô giáo sinh năm 1985 khó cử động, cổ bị kéo sập, không thể quay, ngửa cổ hay uống nước bằng cốc.
"Lớp da bị căng như dây thừng sắp đứt. Có những lúc vết thương bật máu, nhưng phải kiên trì vì chỉ cần bỏ tập nửa buổi, mọi cố gắng sẽ quay về con số không", chị Huyền tâm sự.
Mỗi ngày bố mẹ đều chụp hình chị để thấy sự thay đổi rõ rệt, ủng hộ con gái hết mình, là nguồn động lực mạnh mẽ nhất.
Trong suốt 2 năm qua, chị đã trải qua 28 ca phẫu thuật, khuôn mặt đã khôi phục trên 80%. Ca của chị Huyền được đánh giá là phức tạp nhất hiện nay trên thế giới - lấy toàn bộ cấu trúc da bao gồm cả các mạch máu nuôi cho vùng da đó để tạo hình.
Cô giáo Huyền là nguồn động lực sống cho các bệnh nhân cùng hoàn cảnh. Chị còn thành lập nhóm "Cộng đồng nạn nhân bỏng Việt Nam" trên mạng xã hội - là diễn đàn để các nạn nhân và người nhà người bị bỏng cùng trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm điều trị.
"Trong số những ca tôi điều trị, Huyền là một trong những bệnh nhân bị nặng nhất, nhưng tôi chưa từng thấy cô ấy than vãn và tỏ ra thất vọng. Ở phòng bệnh, Huyền còn là người truyền lửa cho các bệnh nhân khác", PGS-TS Vũ Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật tạo hình, Viện bỏng quốc gia nói.
Hiện tại, chị luôn đội tóc giả che đi phần đầu bị lõm và một bên tai đã mất.
Mặc dù đau đớn cả về tinh thần lẫn thể xác là thế nhưng chị vẫn rất lạc quan, là nguồn động lực, truyền lửa cho nhiều bệnh nhân khác. Thậm chí, chị còn nhận dạy kèm tuần hai buổi cho con một y tá để luyện tập lại kiến thức. Chị mua các khóa học online, cập nhật xu hướng học tập hiện đại nhất, tự trau dồi mọi kĩ năng.
Nhóm "Cộng đồng nạn nhân bỏng Việt Nam" trên mạng xã hội được thành lập bởi chị Huyền. Đây là nhóm để các nạn nhân và người nhà vào trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng điều trị. Dù nhận được hàng trăm tin nhắn hỏi han mỗi ngày nhưng chị chưa từng bỏ sót một ai.
Nhan sắc thuở nào của Huyền
Trước khi bị hủy nhan vĩnh viễn, chị là một cô giáo xinh đẹp, tận tình được nhiều học sinh, phụ huynh yêu quý
Được biết, đầu năm nay chị Huyền chính thức xuất viện. Tuy nhiên vẫn được các bác sĩ dặn dò phải tẩm bổ, giữ gìn sức khỏe cho lần phẫu thuật tiếp theo. Chị Huyền cũng muốn nhân cơ hội này để đi làm kiếm thêm kinh phí, và trò chuyện, kết thân với con nhiều hơn sau 2 năm "gắn bó" với giường bệnh.
Điều khiến chị hạnh phúc nhất là hiện tại bé Nhím - con gái của chị đã vui cười, hạnh phúc trở lại khi nhìn thấy khuôn mặt của mẹ. "Tôi đã không còn quá đau khổ khi thấy mình trước gương", chị dần lấy lại sự tự tin nhưng vẫn từ chối các cuộc gặp gỡ bạn bè.
Với chị, được hồi sinh thêm một là phúc phần tu từ kiếp trước. Hoạn nạn xảy đến mới biết có rất nhiều người yêu thương, luôn tạo điều kiện giúp đỡ. Dù bị chồng cũ hủy hoại nhan sắc nhưng chị khẳng định không muốn hận thù gì bởi cả hai từng sống hạnh phúc, có một con chung và muốn bé có thể tiếp tục nhận bố. Mọi chuyện xảy ra chỉ tại kém may mắn, tai nạn không thể tránh khỏi.
"Tôi chỉ suy nghĩ làm sao sống tích cực, nghĩ đến biện pháp, hướng khắc phục hậu quả. Thân xác này cũng chỉ là cõi tạm. Quan trọng là sống sao để tâm hồn mình thanh thản. Điều tôi mong muốn bây giờ là sống thật vui, xoa dịu tổn thương con gái phải chịu và chăm chỉ làm việc để báo đáp cha mẹ già", chị Huyền chia sẻ.
Nhung Đỗ/ TH
Nhận xét
Đăng nhận xét