NHỮNG ĐẠI GIA VN CHƠI NGÔNG, DÁT VÀNG NHÀ VÀ TOÀN BỘ ĐỒ VẬT
Đại gia Cần Thơ chơi "ngông": Bỏ ra số tiền khổng lồ để xây dựng "cung điện" dát vàng, mở cửa đón khách tham quan
Họ là những đại gia sở hữu khối tài sản "siêu khủng", sẵn sàng chi hàng chục tỷ đồng để xây dựng những tòa lâu đài, căn biệt thự dát vàng.
Đại gia Cần Thơ chơi "ngông" bỏ ra số tiền khổng lồ xây dựng "cung điện" dát vàng
Đi xe xịn, ở biệt thự, ăn ngon mặc đẹp,… là những thứ phổ biến đối với các đại gia hoặc người có nhiều tiền. Song để bỏ ra hàng chục tỷ đồng xây dựng hẳn “cung điện” dát vàng thì không phải ai giàu cũng chơi sang đến thế. Vậy mà ở Cần Thơ có một vị đại gia sẵn sàng chơi “ngông”, đó là anh Nguyễn Văn Trung (SN 1970, Ninh Kiều) – doanh nhân có tiếng trong lĩnh vực bất động sản tại Cần Thơ và miền Tây.
Một YouTuber nổi tiếng mạng xã hội khi nhắc đến cơ ngơi của anh Trung đã phải thốt lên: “Nếu như ở Dubai có chợ vàng, đồ trang sức vàng được bày ra như rau ở chợ đầu mối thì ở miền Tây có cung điện dát vàng. Chúng ra sẽ bị mê hoặc với hàng nghìn sản phẩm, nội thất vàng ở đây”. Sau đó người này dẫn dắt người xem đến tham quan, chiêm ngưỡng từng chi tiết dát vàng trong căn biệt thự rộng hàng trăm mét vuông của vị đại gia xứ miệt vườn.
Anh Nguyễn Văn Trung - đại gia có tiếng trong lĩnh vực bất động sản tại Cần Thơ và miền Tây, chủ nhân của "cung điện" dát vàng.
“Cung điện” dát vàng của anh Trung gồm 3 tầng vốn có tên gọi là Ngôi nhà gạch men. “Tôi đã sưu tầm hơn 100 mẫu gạch men mạ vàng quý hiếm ở Trung Quốc và Ấn Độ về để ốp và trang trí lên ngôi nhà. Tôi mê cái lấp lánh, chói lóa của vàng nên đã quyết định dát vàng hàng nghìn vật phẩm mình mang về trong những chuyến du lịch đến hơn 20 quốc gia trên thế giới. Sau đó tôi còn dát vàng cả bàn ghế, bát đĩa, nón lá… tạo nên một không gian nhà tràn ngập ánh vàng”, đại gia bất động sản tâm sự.
Năm 2020, cơ ngơi của anh Trung hoàn thiện. Lúc này người dân đất Ninh Kiều quyết định đặt cho ngôi nhà bằng cái tên đúng với bản chất thực của nó – Ngôi nhà dát vàng.
Anh Trung cho biết, nhiều người ở xa luôn nhầm lẫn các vận phẩm được phủ sơn nhũ vàng nên đã phải treo biển thông báo, dặn dò nhân viên trông nom cơ ngơi và chỉ rõ nguồn gốc các vật phẩm cũng như cách thức mạ vàng. “Những sản phẩm được trưng bày trong ngôi nhà đều được dát vàng. Nghệ nhân dùng vàng lá cán mỏng dát trực tiếp lên sản phẩm, trải qua nhiều công đoạn dát, dán... cho đến khi vừa mắt thì phết một lớp sơn bóng thành lớp bảo vệ để vàng dát không bị bong ra.
Tùy vào giá trị và đặc tính riêng của từng đồ mà người ta sẽ chọn vàng độ tuổi khác nhau để dát lên. Và trong ngôi nhà của tôi, càng lên cao thì các vật phẩm càng có giá trị lớn và được dát bằng loại vàng già tuổi hơn”, anh Trung nói.
Nghệ nhân dùng vàng lá cán mỏng dát trực tiếp lên sản phẩm, trải qua nhiều công đoạn dát, dán... cho đến khi vừa mắt thì phết lớp sơn bóng thành lớp bảo vệ để vàng dát không bị bong ra.
Trong “cung điện”, anh Trung bày biện rất nhiều đồ sát vàng. Thậm chí anh còn trưng bày cả đồ quý hiếm như bản sao ấn chỉ của vua, tượng Phật, tam kiếm song phủ…
Nhắc đến thời gian và chi phí xây dựng “cung điện”, anh Trung cười: “Tôi đã bỏ ra rất nhiều công sức cũng như số tiền khổng lồ để làm ngôi nhà này. Tôi mất 6 năm từ khi lên ý tưởng cho đến thực thi, hoàn thiện… và ngôi nhà mới có diện mạo như hiện tại.
Ban đầu ngôi nhà này là phòng sưu tập riêng, chốn thư giãn của tôi. Song chiều theo đề xuất của người thân và hàng xóm, tôi quyết định mở cửa cho khách vào tham quan”.
Anh Trung bày cả đồ quý hiếm trong cung điện như tam kiếm song phủ, tượng Phật, bản sao ấn chỉ của vua...
Toàn bộ nội thất trong phòng bếp được dát vàng: tủ đựng bát đĩa, bát đĩa, xoong nồi, hoa quả...
Khách đến tham quan “cung điện” dát vàng phải bỏ một số tiền để mua vé vào. Họ có quyền chơi, ngắm nghía ngôi nhà bao lâu tùy thích, thoải mái chụp ảnh, ngồi, sờ một số hiện vật nhất định. Ngoài ra, mỗi người còn được tặng một ly nước ở quán cafe rộng 1.500 m2, cũng thuộc sở hữu của anh Trung.
Khu vực này vốn là vườn riêng, anh dự định làm khu nghỉ dưỡng cá nhân nhưng đã chuyển đổi công năng để phục vụ khách tham quan.Trong vườn, anh cũng sưu tầm nhiều cây quý, độc lạ như cây dừa 3 đọt – biểu tượng của quán, cây cau 11 đọt, cây dừa dáng tôm, thiên tuế, phát tài trăm năm tuổi.
Cung điện dát vàng lớn nhất Đông Nam Á của đại gia Ninh Bình
Năm 2016, Đỗ Văn Tiến (SN 1964) – chủ của một tập đoàn nổi tiếng vùng đất cố đô trong lĩnh vực sản xuất xi măng gây chú ý dư luận khi khởi công xây dựng hòa lâu đài sinh đôi vô cùng xa hoa và hoành tráng tại Gia Viễn (Nình Bình). Theo đó khuôn viên lâu đài rộng 1000m2; mặt sàn khoảng 2.000m2, trong đó mặt tiền dài khoảng 60m ngay sát quốc lộ 1.
Chân dung ông Đỗ Văn Tiến.
Tòa lâu đài có 2 cổng ra vào, đồi cây trị giá hàng tỷ đồng. Ngoài cổng là hai con voi đá ở hai bên đứng chầu thể hiện sự uy vũ, quyền lực. Toàn bộ vỉa hè được ông Tiến lát đá. Trên cùng là mái vòm, dưới cùng là tầng âm được chia thành ba khu chính: một ga ra chính rộng 700m2 đủ sức chứa khoảng 30 xe, một ga ra phụ rộng 500m2 đủ sức chứa khoảng 20 xe, một phòng nghe nhạc rộng khoảng 600 – 700m2 với đủ bộ sân khấu.
Được biết, riêng phần xây thô trị giá khoảng 300 - 400 tỷ đồng nhưng chưa là gì so với phần nội thất sang trọng. Khác với hầu hết lâu đài chỉ có sơn, tòa lâu đài có nhiều phần được ốp đá Tây Ba Nha. Đặc biệt nội thất trang trí bên trong theo phong cách châu Âu vô cùng đắt đỏ, xa hoa. Và để hoàn thành tòa nhà, ông Tiến đã thuê nhiều kiến trúc sư, kỹ sư có tiếng miệt mài làm việc trong suốt 3 năm.
Toàn bộ lâu đài dát vàng của vị đại gia.
Chia sẻ lý do xây dựng tòa lâu đài dát vàng, ông Đỗ Văn Tiến từng tiết lộ: "Công trình này được xây dựng để thỏa đam mê về kiến trúc của tôi, không phải phô trương gì. Đây cũng là nơi để gia đình có một cuộc sống thoải mái, luôn rộng mở tâm trí để có thể làm việc hiệu quả".
Còn lãnh đạo UBND xã nơi gia đình vị đại gia xây dựng tòa lâu đài chia sẻ trên báo chí: "Anh Tiến xin giấy tờ, giấy phép đầy đủ. Đó là đất thổ cư mà anh Tiến đã đấu giá, đất này đã được đấu giá 2 lần với hơn 1ha và được phép xây dựng nhà ở. Anh Tiến xây theo đúng quy định, được cấp phép, xây trên đất ở".
Tòa lâu đài dát vàng của doanh nhân xứ Thanh
Ông Trịnh Đình Xuân – đại gia hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng nức tiếng Thanh Hóa và miền Trung gây xôn xao mạng xã hội kể từ khi hoàn thành tòa lâu đài vào năm 2018. Theo đó, cơ ngơi của ông tọa lạc tại huyện Yên Định, được xây dựng trên diện tích 1.100m2, trong đó, 560m2 dành cho nơi ở, phần còn lại gồm khu vực đậu xe có thể chứa 10 chiếc và một khu vườn rộng chừng 200m2 đặt trước nhà.
Mặt tiền công trình được thiết kế với những cột đá khổng lồ, ba mái vòm lớn và trên đỉnh có những bức tượng mạ vàng. Đây là phong cách có sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại. Bản thiết kế dinh thự lấy ý tưởng từ các cung điện thời kỳ Phục hưng vào thế kỷ XIV đến XVII tại châu Âu.
Ngôi nhà dát vàng của đại gia Thanh Hóa.
Khu vực trần nhà hình vòm căn dinh thự được thiết kế các tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ kiệt tác Baroque của châu Âu, nổi bật với nhiều họa tiết mạ vàng, sàn lát đá cẩm thạch lấp lánh, phản chiếu ánh sáng từ gần 1.000 thiết bị đèn LED.
Căn phòng khách rộng tới 100m2 với đèn chùm khổng lồ. Hầu hết các chi tiết trong nhà đều được gia chủ mạ vàng công nghiệp. Ông Xuân chưa từng công khai giá trị của dinh thự song người trong giới nhận định nó có giá trị lên tới hàng chục triệu USD.
Nội thất phòng khách được dát vàng vô cùng bắt mắt.
Nhà vườn dát vàng 24k của đại gia Hải Dương
Ông Nguyễn Văn Thành sở hữu căn nhà vườn nổi bật với phong cách thiết kế tân cổ điển châu Âu. Đánh nói nội thất bên trong ngôi nhà đều được dát vàng 24k sang chảnh. Ông cho biết, tổng diện tích của toàn bộ công trình, bao gồm nhà ở, khu vực nhà kho, gara và vườn tược là 675 2m2. Trong đó, phần nhà ở là 160 2m2 với 2,5 tầng dành cho cả gia đình sinh hoạt.
Bên ngoài, ngôi nhà có dáng dấp như biệt thự vườn nhưng vào trong ai cũng phải choáng ngợp bởi các họa tiết trang trí được dát vàng 24k. Các góc tường hoặc trên trần nhà đều được mạ vàng từ những lá vàng nguyên chất.
Nội thất dát vàng trong phòng khách của ngôi nhà vườn.
Ông Thành bật mí, để đồng bộ với thiết kế của ngôi nhà, tất cả đồ nội thất, đồ trang trí đều được đặt mua từ nước ngoài đúng phong cách của châu Âu. Trong đó, có những món nội thất có giá trị gần tỷ đồng như bộ đèn chùm mạ vàng 24k có giá 930 triệu đồng hay bộ bàn ghế đặt ở phòng khách cũng có giá gần 1 tỷ đồng.
Ngọc Hà
Nhận xét
Đăng nhận xét