LOẠN GIÁ ĐẤT PHÚ QUỐC, CÓ MỘT BỘ PHẬN DÂN VIỆT QUÁ GIÀU
Dân Hà Nội đổ vào Phú Quốc mua đất với số tiền lớn, đất gì cũng mua
Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc ngạc nhiên khi thấy nhiều người Hà Nội ra đảo ngọc mua đất. Theo ông, cần cảnh tỉnh việc mua bán vô tội vạ, đất gì, giá nào cũng mua.
Nói về cơn sốt đất ở Phú Quốc (Kiên Giang), ông Nguyễn Thống Nhất, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, tỏ ra ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều người ở Hà Nội vào Phú Quốc mua đất với số tiền lớn. Ông Nhất đặt câu hỏi và không thể trả lời được vì sao họ có quá nhiều tiền.
"Phân tích về mặt kinh tế sẽ thấy rằng TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai là những trung tâm kinh tế, nhưng tiền nhàn rỗi để người dân kinh doanh bất động sản cũng không nhiều như vậy. Nếu nói Hà Nội bán nhà có nhiều tiền thì Sài Gòn cũng đâu kém hơn", ông Nhất đánh giá.
Chưa rõ thực hư người Trung Quốc đến Phú Quốc mua đất
Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, chia sẻ với Zing.vn sau khi có thông tin thanh tra đất đai, thị trường nhà đất ở huyện đảo đã không còn "sốt nóng" như những ngày trước.
Theo ông Hưng, lãnh đạo huyện Phú Quốc có nghe thông tin người Trung Quốc nhờ người từ các tỉnh miền Bắc đến Phú Quốc mua đất, nhưng thực hư ra sao ông không rõ.
"Có nghe dư luận nói có người Đài Loan, Trung Quốc đến đây mua đất. Mình nghe và biết vậy thôi, chứ giấy tờ mua bán đất thì người Việt hết. Đây cũng là vấn đề nhạy cảm, thận trọng", ông Hưng chia sẻ.
Một khu đất trồng cây lâu năm được phân lô bán nền tại xã Cửa Dương. Ảnh: Việt Tường.
Con trai một chủ khách sạn trên đường 30/4 (thị trấn Dương Đông, Phú Quốc) cho biết anh thấy vài người nói tiếng Trung Quốc đi cùng người Việt hỏi mua đất trồng tiêu ở một xã phía bắc đảo.
Còn chị Thu Trang (quê Hậu Giang, nhân viên nhà hàng ăn uống ở khu phố 5, thị trấn Dương Đông) thì nói: "Mấy anh làm cò đất hay dẫn vài người Trung Quốc đến đây ăn uống. Trong câu chuyện của họ tôi biết được là người Trung Quốc nhờ người bên mình mua đất".
Đất công viên, công trình công cộng cũng ra giá tiền tỷ
Theo lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, hiện nay, tình trạng buôn bán đất đai ở đảo ngọc rất phức tạp, giá đất cao và được cho là "ảo".
Nhiều người chưa hiểu hết các chính sách pháp luật, mua bán đất đai lộn xộn, đất công viên cây xanh cũng mua bán, đất công trình công cộng cũng đưa ra giá tiền tỷ.
Quy trình và thủ tục đầu tư được công khai tại Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc.
"Đất gì cũng mua bán được. Cần cảnh tỉnh để người dân đừng mua như vậy nữa. Cần tuyên truyền để bà con biết đất công viên cây xanh mua là không thể xây dựng được, mua đất rừng cũng không xây dựng được. Tình trạng bây giờ là cỡ nào cũng mua, mua vô tội vạ", ông Nguyễn Thống Nhất, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, nói.
Theo ông Nhất, việc mua bán bát nháo như hiện nay một là sẽ gây sốt giá, hai là vấn đề trật tự đô thị quản lý không nổi. Do đó, nếu người nào mua đất quy hoạch cây xanh hay đất rừng, thuộc diện không thể cấp phép xây dựng được mà họ xây nhà thì cần mạnh tay tháo dỡ, dù có tổn hại đến tài sản của chủ công trình.
Mạnh tay phá dỡ xây dựng trái phép để cảnh tỉnh người dân
Ông Phan Bá Bắc, Đội trưởng Đội trật tự đô thị huyện Phú Quốc, nói rằng luật không cấm người dân tách thửa đất nông nghiệp. Tuy nhiên, tách thửa ra thành từng lô 100-200 m2 thì biết ngay là chủ đất muốn chia đất ra để bán nền.
Sau lệnh thanh tra đất đai, mấy ngày nay lượng người đến phòng công chứng làm các thủ tục mua bán đất động sản đã giảm hơn. Ảnh: Việt Tường.
Cùng quan điểm, ông Nhất cho biết nhu cầu tách thửa là quyền của người dân. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là quản lý Nhà nước về việc này ra sao, khu đất tách thửa có được phép xây dựng hay không.
"Nếu nằm trong quy hoạch đất ở thì cho chuyển mục đích rồi cấp phép xây dựng. Còn nằm trong quy hoạch đất nông nghiệp mà xây không phép thì tháo dỡ. Như vậy thì người dân sẽ không dám mua để xây trái phép nữa. Mình cứ nói thế này thế kia nhưng không làm thì khó lắm, bởi thấy người này xây được thì người kia cũng xây", một cán bộ cấp phòng ở huyện Phú Quốc nói.
Phú Quốc (chấm đỏ). Ảnh: Google Maps.
Người dân kể chuyện xây nhà không xin phép trên đất nông nghiệp Ông Tư Phúc ở xã Cửa Dương (Phú Quốc, Kiên Giang) khẳng định gia đình mua đất cây lâu năm được phân lô bán nền và xây nhà không cần xin phép cơ quan chức năng.
Sau lệnh thanh tra, đất Phú Quốc bắt đầu giảm sốt, cò sợ mất bạc tỷ
Cò đất và cả nhân viên các công ty địa ốc liên tục gọi điện cho khách, để hối thúc giao dịch, đưa ra mức chiết khấu tiền tỷ khi giá đất có dấu hiệu giảm sốt.
'Cò' tiếp thị 8.000 m2 đất với giá 8 tỷ đồng mỗi công Từ đất liền ra đảo ngọc làm thuê, bà Sáu Sàng tranh thủ làm "cò" đất để kiếm thêm thu nhập.
Chiều 10/4, "cơn sốt" nhà đất ở Phú Quốc(Kiên Giang) có dấu hiệu dịu lại khi Phó thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thanh tra đất nông nghiệp ở đảo ngọc Phú Quốc. Tỉnh ủy Kiên Giang cũng có văn bản yêu cầu các ngành siết chặt công tác quản lý đất đai, chỉ đạo công an điều tra phá rừng, bao chiếm đất ở nơi sắp trở thành đặc khu kinh tế.
Hiệu trưởng đất liền bay ra đảo làm 'cò' đất
Hay tin Phú Quốc sốt đất, giá nhà đất tăng 3-4 lần so với năm trước nên nhiều người từ đất liền xuống tàu, lên máy bay ra đảo ngọc tìm cơ hội làm giàu. Anh Nguyễn Hữu Tình ở huyện Châu Thành (Kiên Giang) hơn chục năm làm môi giới đất đai ở Phú Quốc tích cóp được ít vốn định về quê lấy vợ, nhưng một tháng trước đã vội ra đảo ngọc thuê nhà trọ ở dài hạn để làm "cò".
Sáng 10/4, kẹt xe trước một văn phòng công chứng nhưng buổi chiều thì cảnh này không còn, khi báo chí đưa tin thanh tra đất đai ở Phú Quốc.
"Có những thửa đất tôi bán qua tay cho 5 người và mỗi lần các bên giao dịch mình đều có 2%. Khu đất 3 công (3.000 m2, PV) ở Suối Mây, tháng trước tôi bán 15 tỷ cho khách Hà Nội. Ông này đầu cơ, sau đó nhờ tôi sang tay cho người khác giá 18 tỷ đồng. Ba ngày sau tôi kêu 20 tỷ thì bán tiếp cho ông khách ở Quảng Ninh", anh Tình chia sẻ.
Theo anh Tình, giá đất đa phần do người môi giới đẩy lên để họ hưởng một ít trong phần chênh lệch. Ví dụ, chủ đất ra giá 1 công đất 5 tỷ thì người môi giới "thổi" lên 7 tỷ đồng. Nếu bán được với giá này thì không chỉ tiền "cò" 2% mà người môi giới còn được chia đôi 2 tỷ đồng mà họ "thổi".
Biết phóng viên thường ra Phú Quốc, một hiệu trưởng ở quận Cái Răng (Cần Thơ) đã gọi nhờ "giải quyết tranh chấp đất đai" của người thân ở Phú Quốc. Sau một lúc trò chuyện, thầy giáo này chuyển sang câu chuyện muốn bán đất của người quen cho nhà đầu cơ địa ốc ở đảo ngọc, để hưởng tiền "cò".
Dù đầu tuần nhưng vị hiệu trưởng không ngại bỏ việc trường lớp 3 ngày để bay ra Phú Quốc làm môi giới đất đai.
Nằm chờ đến ngày thứ 2, ông này nhận được điện thoại từ người muốn mua đất, là không thể bay ra đảo xem đất khi biết khu vực thầy hiệu trưởng muốn môi giới bán bất động sản nằm trong mốc Vườn Quốc gia, và đặc biệt là "hung tin" Thanh tra Chính phủ vào cuộc để vạch ra sai phạm đất đai ở đảo ngọc. Vuột cơ hội, vị hiệu trưởng gọi điện về đất liền vào chiều 10/4, để xin phép phòng giáo dục cho nghỉ đến cuối tuần "trị bệnh", thực tế là ông tiếp tục bám lại Phú Quốc vài ngày để kiếm chút "cơm gạo".
Cảnh chen nhau để ký giấy tờ đất đai tại một văn phòng công chứng ở Phú Quốc vào sáng 10/4. Đến sáng 11/4, lượng người đến phòng công chứng giao dịch nhà đất giảm khoảng 40%.
Chiều 9/4, chúng tôi nhận được gần chục cuộc gọi của bà Sáu Sàng ở ấp 4, xã Gành Dầu (Phú Quốc). Người phụ nữ ngoài 60 tuổi này làm "cò" đất nhiều năm, liên tục hối thúc chúng tôi giao dịch với một người môi giới khác về thửa đất 8.000 m2 được treo giá 64 tỷ đồng ở gần quán cà phê La Cà. Theo bà Sáu Sàng, nếu khách không đồng ý với khu đất giá cao thì có thể mua đất không có giấy tờ, với giá chỉ 2 tỷ đồng mỗi công.
Chiết khấu giá biệt thự gần một nửa
Từ đầu năm 2018 đến nay, ngày nào chúng tôi cũng nhận được 3-5 cuộc gọi, tin nhắn hoặc email của nhân viên kinh doanh biệt thự ở thị trấn An Thới (Phú Quốc). Nội dung câu chuyện tập trung vào việc tiếp thị các khu biệt thự nghỉ dưỡng có giá từ 20-35 tỷ đồng và các chính sách giảm giá, chiết khấu phần trăm cho khách hàng.
Sáng 11/4, một nhân viên địa ốc gửi thư cho khách hàng, với nội dung đây là thời điểm tuyệt vời để sở hữu biệt thự đẹp nhất ở Phú Quốc.
Kèm theo đó là chính sách bán hàng có tổng chiết khấu đến 44,85%. Cụ thể là chiết khấu 20% khi không nhận thu nhập cam kết 3 năm đầu, 11% nếu không vay vốn ngân hàng, 7% cho căn hộ trên 7 tỷ, 5% nếu thanh toán sớm, 1,85% cho khách hàng có thẻ khách hàng thân thiết.
Giá bán một căn biệt thự nghỉ dưỡng và chính sách chiết khấu của doanh nghiệp.
Ở một dự án khác, giá bán biệt thự 360 m2 trên 28,2 tỷ đồng. Sau khi trừ các chiết khấu mà nhà đầu tư ưu đãi, giá căn hộ này chỉ còn 21,6 tỷ, và được ngân hàng cho vay ngay 15,1 tỷ đồng.
Giá đất đã 'hạ hỏa'
Trở lại câu chuyện "sốt" giá đất, từ chiều 10/4, các sàn giao dịch bất động sản ở Phú Quốc không còn sôi động như buổi sáng. Hai phòng công chứng ở thị trấn Dương Đông tấp nập người vào sáng 10/4, nhưng đến chiều thì khách chỉ còn một nửa.
Câu chuyện tại các quán giải khát gần phòng công chứng và văn phòng đăng ký đất đai chuyển từ việc buôn bán đất sang các nghi vấn đất có giấy tờ hợp lệ, hoặc nằm trong khu vực sẽ bị thanh tra.
"Các giao dịch mua bán đất chậm lại rồi. Nhà đầu tư chờ kết quả thanh tra đất đai thế nào rồi họ tính tiếp. Tiền tỷ bỏ ra nên bây giờ nhiều người sợ mất", anh Trọng Nhân, một người môi giới đất dự án nói với Zing.vn.
Một khu đất không có giấy tờ được "cò" ra giá 1,5 tỷ đồng/công.
Trò chuyện với phóng viên, bà Lê Thị Hằng, Chủ tịch UBND xã Gành Dầu (Phú Quốc) cho biết những trường hợp mua bán đất không có giấy tờ là trái pháp luật. Nhà đầu tư có thể mất tiền khi mua những khu đất chưa có sổ đỏ và việc bán "đất chỉ" (cò đất chỉ chỗ này, chỗ kia) chỉ làm giấy tay giữa hai bên, vì cơ quan chức năng không thể xác nhận các giao dịch bất hợp pháp.
"Phú Quốc sốt giá đất nhiều tháng nay là có thật và giá thị trường không ảo. Nghe họ mua bán tiền tỷ với nông dân thì thấy quá lớn, còn người Hà Nội, TP.HCM là bình thường. Tôi lấy ví dụ, ở Hà Nội một căn nhà bán được vài chục tỷ, người ra muốn vào Phú Quốc đầu tư chỉ cần 10 tỷ là có 1.000 m2 đất", nữ chủ tịch xã chia sẻ.
Phú Quốc (chấm đỏ). Ảnh: Google Maps.
Nhận xét
Đăng nhận xét