NUÔI CHÓ TRONG NHÀ GIỐNG NHƯ BOM NỔ CHẬM???

Báo động tình trạng trẻ em bị chó cắn

Trào lưu nuôi thú trong gia đình ở Việt Nam từ lâu đã không còn xa lạ, bất chấp hiểm hoạ từ điều này.

Bé trai 2 tuổi bất ngờ bị chó becgie nhà nuôi cắn rách mặt

Trong lúc chơi ở sân nhà, bé trai 2 tuổi ở Nghệ An đã bất ngờ bị con chó becgie nhà nuôi cắn rách mặt, chảy nhiều máu, phải nhập viện cấp cứu.



Cháu H. bị chó cắn tổn thương vùng mặt - Ảnh: Trần Hiền

Ngày 11-10, thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Nghệ An cho biết mới tiếp nhận và điều trị cho một bé trai 2 tuổi bị chó cắn gây thương tích ở vùng mặt, đầu.

Trước đó, ngày 8-10, trong lúc đang chơi ở sân nhà, cháu N.Đ.H. (2 tuổi, trú xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) đã bất ngờ bị con chó becgie gia đình nuôi cắn vào vùng mặt, đầu khiến cháu H. bị thương nặng, máu chảy nhiều. 

Ngay sau đó,  cháu H. đã được đưa vào bệnh viện huyện để sơ cứu, cầm máu rồi chuyển thẳng lên Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Các bác sĩ đã cắt lọc, phẫu thuật khâu tạo hình vết thương vùng đầu, mặt và mắt cho cháu H. Hiện, sức khỏe cháu H. đã ổn định trở lại.

Được biết, trước đó vào ngày 5-10, cháu T.T.H.Y (31 tháng tuổi, trú tại xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) cũng bị chó nhà nuôi cắn nát vùng mặt, nhập viện cấp cứu trong tình trạng bị nhiều vết thương hở ở vùng mặt, chảy máu nhiều.

Chó ngao Tây Tạng 40kg cắn chết bé gái 8 tháng tuổi ở Hà Nội

Vụ việc trên vừa xảy ra vào chiều 19/7 tại một gia đình trên phố Đội Cấn (TP Hà Nội).

Cụ thể, một con chó Ngao Tây Tạng nặng khoảng  40kg đã bất ngờ tấn công một bé gái mới chỉ 8 tháng tuổi, ngay sau khi phát hiện con bị tấn công, người mẹ của cháu bé đã lao vào cứu con và cũng bị con chó hung dữ tấn công nhiều vết vào cánh tay.

Ngay sau đó người nhà nạn nhân đã chuyển bé gái vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng vô cùng nguy kịch.

Theo mẹ nạn nhân cho biết, gia đình có nuôi một chú chó Ngao Tây Tạng - giống chó săn làm thú cưng, nặng hơn 40 cân.

Trong lúc người mẹ đang dọn dẹp nhà, khi quay ra nhìn con, chị nhìn thấy cháu bé đang bị con chó tấn công dưới nền đất. Phần đầu của cháu bé bị thương nặng, có vết thương lộ não.

Thông tin về vụ việc, TS. BS Lê Việt Khánh - Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hoá, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: "Bé nhập viện trong tình trạng người nhợt nhạt, sốc do mất máu nghiêm trọng, cháu bị nhiều vết thương trên đầu và vùng thái dương. Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân bác sĩ phát hiện mạch 0, huyết áp 0 và dù được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hồi sức cấp cứu, nhưng không có kết quả". 

Sau khoảng 2h nỗ lực cấp cứu, cháu nhỏ đã tử vong.

Bác sĩ Khánh chia sẻ: "Để không có những trường hợp quá đang tiếc xảy ra như trên, gia đình không cho trẻ chơi gần chó, đặc biệt là giống chó có bản tính hung hãn, hoặc những con chó lạ thả rông, không đeo rọ mõm".

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hoá, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng đưa ra lời khuyên khi gặp những trường hợp bị chó cắn, đặc biệt ở trẻ em cần sơ cứu vết thương và tiến hành cầm máu, sau đó đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành cấp cứu./.

Tang thương vì thú nuôi trong nhà 

Tháng 3.2018, bé Lý Seo Tr. (SN 2015, ở Vi Mã, Thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) sang nhà họ hàng chơi đúng lúc hai con chó đang cắn nhau. Bất ngờ, một con chó xông vào cắn rách mặt bé. Bé bị tổn thương ở mi mắt, mặt có nhiều vết thương sâu.



Trước đó, vào tháng 1.2018, BV đa khoa Đức Giang, Hà Nội cũng tiến hành phẫu thuật tạo hình vành tai cho bệnh nhi 5 tuổi bị chó cắn rách tai trong lúc đùa nghịch. Trong lúc đùa nghịch cùng con chó nhà nuôi, bé B.N đã nhảy cưỡi lên lưng con vật song bị con chó chồm lên người, cắn rách tai. Ngay lập tức, gia đình đã đưa bé vào bệnh viện cấp cứu.

Cùng thời điểm này, tại BV Nhi Đồng 1 TPHCM, bé  L.N.T.L (SN 2016, đến từ Đắk Lắk) phải cấp cứu do bị chó cắn đứt mũi. Trong lúc mẹ bận việc dưới bếp, cháu bé chơi với chó và bị cắn đứt mũi. Gia đình đã nhặt phần mũi, bảo quản lạnh và đưa cháu đến bệnh viện cấp cứu.

Cuối tháng 5.2018, các bác sĩ BV Nhi Trung ương điều trị thành công cho bé  M.Đ (2 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội) bị chó cắn dập nát mặt. Con chó nhà nuôi vừa mới đẻ, bé chơi với chó con nên bị chó mẹ lao đến cắn. 

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, tại Hà Nội có hơn 6.900 người bị chó cắn được báo cáo đến các cơ sở y tế. 5 năm qua, mỗi năm Việt Nam có đến 300 ca tử vong do bệnh truyền nhiễm thì đến 1/3 là vì bệnh dại.

Trong số những thú nuôi hiện nay, chó ngoại nhập cảnh được nhiều gia đình yêu thích. Cũng chính vì thế mà mNhiều người nghi ngại việc thú nuôi nhập cảnh đang không có sự quản lý.

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết: Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật Thú y: Động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch và  trước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm dịch. Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch đã được Bộ NNPTNT quy định tại Phụ lục I của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, theo đó chó thuộc diện phải kiểm dịch.

"Mỗi năm trung bình có khoảng 350 con chó cảnh được nhập khẩu vào Việt Nam theo hình thức nuôi trong gia đình, khi chủ đến Việt Nam công tác hoặc đi du lịch thì có mang theo chó nuôi. Vì chó thường được nhập cảnh theo người đi công tác hoặc du lịch nên có thể từ nhiều quốc gia, nhưng chủ yếu là các quốc gia phát triển như ở các nước Châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật,…", ông Đông cho hay.



Chó Ngao Tây Tạng đẹp nhưng cũng nguy hiểm

Cục Thú y có chức năng thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Đối với loài vật nuôi trong gia đình, bệnh dại chó là một bệnh được quan tâm, ưu tiên hàng đầu do ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, tác động tiêu cực đến xã hội, gây thiệt hại về kinh tế.

Cũng theo ông Đông, hiện có nhiều quy định trong lĩnh vực thú y, trong đó Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 90/2017/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, trong đó áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó như không tiêm phòng vaccine phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng...

Báo động tình trạng trẻ em bị chó cắn

Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu - Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM khuyến cáo, chó tuy là động vật rất gần gũi với con người, nhưng bản năng hoang dã khiến chúng có những phản ứng rất quyết liệt trong giai đoạn đang ăn, ngủ và nuôi con… Đặc biệt, do chó thường có chiều cao ngang với tầm mặt trẻ em nên vết thương chó cắn ở trẻ đa số gây tổn thương ở vùng mặt. Bộ răng chó cấu tạo thích hợp với việc ăn thịt nên vết cắn sẽ xé rách và gây thiếu hổng nhiều da cơ, gây khó khăn cho việc phẫu thuật và khó đạt thẩm mỹ. 

Hơn nữa, móng vuốt của chó rất bẩn nên khi cào gây khả năng nhiễm trùng cao, đặc biệt là vi khuẩn uốn ván. Vết thương do chó cắn rất nham nhở, để lại nhiều sẹo co rút. Do vậy, việc phòng ngừa tai nạn do chó cắn rất quan trọng.

Khi bị chó cắn, ngoài chích ngừa dại phụ huynh nên chích ngừa thêm cho bé huyết thanh chống vi khuẩn uốn ván (SAT). Để tránh tai nạn do chó cắn, người nuôi chó nên nhốt hoặc xích chó lại, không thả chạy rong trong nhà hoặc đeo mõm chó lại trước khi cho tiếp xúc với người xung quanh. Các gia đình phải cho chó đi chích ngừa dại định kỳ để đảm bảo an toàn cho người xung quanh. Đối với trẻ nhỏ, hiếu động nên tránh tiếp xúc với chó trong phạm vi quá gần để tránh nguy hiểm.



Khuôn mặt bé gái ở TP.HCM bị chó nhà cắn

Bác sĩ Lê Việt Khánh, Phó khoa Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội chó ngao tây tạng là chó cảnh, trọng lượng lớn, được nhiều gia đình ở Việt Nam chọn nuôi. Tuy là chó nuôi, nhưng bản tính hung hãn của chó vẫn còn. Vì vậy, khi nuôi gia đình phải tiêm phòng, nếu cho chó ra ngoài đường phải rọ mõm để tránh nguy hiểm cho người đi đường. Gia đình có trẻ nhỏ cần hạn chế để trẻ tiếp xúc với chó. Nếu bé chơi với chó phải có người lớn bên cạnh và rọ mõm chó để đảm bảo an toàn.

Ths.Bs Đặng Hoàng Thơm – Trưởng khoa Tạo hình – Sọ mặt, bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trường hợp trẻ bị tai nạn do chó cắn được cấp cứu tại bệnh viện Nhi Trung ương khá phổ biến. Mỗi năm khoa Tạo hình – Sọ mặt tiếp nhận và phẫu thuật cho 10-15 trường hợp trẻ bị chó cắn có tổn thương phức tạp, đặc biệt là vùng mặt.

Qua các trường hợp trên, bác sĩ Thơm khuyến cáo, gia đình không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với vật nuôi, chó mèo. Nếu gia đình nuôi chó thì cố gắng cách ly với trẻ ở khoảng cách an toàn, đặc biệt là chó mới đẻ con, đang ăn, bị thương... Khi thả chó ra khỏi nơi nuôi nhốt phải được rọ mõm, tiêm văcxin ngừa bệnh dại định kỳ.

Khi bị chó cắn cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút. Nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch; tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%. Sau đó, đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được sơ cấp cứu, tiêm phòng dại kịp thời.
(tổng hợp) 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VỢ CHỒNG GIÀ BỎ CHÂU ÂU VỀ ĐÀ NẴNG HƯỞNG NHÀN

LOẠT ẢNH TUYỆT ĐẸP VỀ SÀI GÒN THẬP NIÊN 1960

KARAOKE MÀ KHÔNG CÓ "CÁI ĐÓ" LẤY GÌ ĂN?