10 BỨC ẢNH CHIẾN TRANH LÀM THAY ĐỔI CỤC DIỆN THẾ GIỚI

Dĩ nhiên bài viết dưới dây chỉ đóng góp phần nào về các sự kiện chiến tranh trên thế giới vì còn một vài sự kiện lớn trên thế giới chưa được nêu lên trong bài chẳng hạn như sự kiện Nga chiếm Crimea, cuộc chiến Iraq.... Các cuộc chiến đã qua lâu và những hình ảnh dưới có thể được nhìn khá khác nhau từ hai phía nhưng dẫu sao cũng nên khép lại để hàn gắn dần vết thương lòng và hãy để cho lịch sử tương lai phán xét

 

Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phán đối chính quyền Thiệu đàn áp Phật giáo ở đường phố Sài Gòn năm 1963.


 

Chiến sĩ đặc công Nguyễn Văn Lém bị Nguyễn Ngọc Loan bắn chết. Tấm ảnh này do nhiếp ảnh gia AP Eddie Williams chụp năm 1968. Với bức ảnh này, Eddie Williams đã giành giải thưởng Pulitzer năm 1969.


 

Bức ảnh em bé napalm Kim Phúc của nhiếp ảnh gia Nick Út. Trong ảnh là Kim Phúc (9 tuổi) ở Tràng Bảng chạy khỏi làng do nơi đây bị đánh trúng bom napalm. Khi đó, Kim Phúc bị bỏng nặng, quần áo bị cháy hết. Em vừa chạy vừa la hét.


 

Quân đồng minh đổ bộ lên bãi biển Omaha, Normandy, Pháp ngày 6.6.1944.


 

Bác sĩ Fritz Klein đứng ở một ngôi mộ tập thể tại Belsen sau khi quan chức ở trại tập chung Bergen-Belsen của Đức quốc xã được lệnh chôn cất các thi thể bị xử tử tại đây. Bức ảnh này do trung sĩ H. Oakes chụp những năm 1940.


 

Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới II, quân đội Mỹ đã thả bom nguyên tử "Fat man" xuống thành phố Nagasaki, Nhật Bản. Nó khiến khoảng 74.000 người thiệt mạng. Charles Levy đã chụp được bức ảnh đắt giá này khi ở trên máy bay B-29 Superfortresses.


 

Bức ảnh "Nụ hôn trên Quảng trường Thời đại” (The Kiss at Times Square) của phóng viên ảnh Alfred Eisenstaedt. Bức ảnh này được chụp vào ngày 14.8.1945. Nhân vật chính là y tá Edith Shain và chàng thủy thủ Glenn McDuffie đã hôn nhau đúng vào lúc đám đông đang ăn mừng chiến thắng của Đồng minh trước phát xít Nhật tại Quảng trường Thời đại (New York, Mỹ). 


 

Mohandas Karamchand Gandhi ngồi đọc sách báo bên cạnh bánh xe quay sợi. Ảnh chụp năm 1946. Bức ảnh này do phóng viên tạp chí LIFE chụp nhưng không được công bố ngay. Sau khi nhà lãnh đạo Ấn Độ bị ám sát vào năm 1948, tấm ảnh này mới được công bố với công chúng về hình ảnh đời thường của ông.


 

Joe Rosenthal đã chụp được bức ảnh Hải quân Mỹ cắm cờ chiến thắng ở Iwo Jima, Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới II. Iwo Jima là trận đánh đầu tiên của quân đội Mỹ tại lãnh thổ Nhật Bản cũng như là một trong những trận đánh ác liệt nhất trên chiến trường Thái Bình Dương.


 

Bức ảnh chụp thi hài chiến sĩ cách mạng Che Guevara của Freddy Alborta. Guevara bị ám sát vào ngày 10.10.1967. Hai ngày sau khi ông qua đời, binh sĩ Bolivia đã đặt thi thể Guevara ở phòng giặt của bệnh viện Vallegrande. Theo nhận định của nhiều người, bức ảnh chụp thi hài của Guevara nhìn giống "hình ảnh của chúa Jesus". 

Theo Nhật Anh (Kiến Thức)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VỢ CHỒNG GIÀ BỎ CHÂU ÂU VỀ ĐÀ NẴNG HƯỞNG NHÀN

LOẠT ẢNH TUYỆT ĐẸP VỀ SÀI GÒN THẬP NIÊN 1960

KARAOKE MÀ KHÔNG CÓ "CÁI ĐÓ" LẤY GÌ ĂN?