TẠI SAO QUY ĐỊNH PHI CÔNG KHÔNG ĐƯỢC CÓ VẾT SẸO TRÊN NGƯỜI???

Đây là thắc mắc không phải ai cũng biết




Có người nói rằng, việc quy định phi công không được có vết sẹo chỉ là một thủ thuật để loại bỏ ứng viên mà thôi. Nó giống như vòng loại sơ khảo của các ứng viên thi Đại học. Bởi vì rất nhiều bạn trong quá trình học lái máy bay mà bị chấn thương và để lại vết sẹo. Dưới đây là các lý do vì sao phi công lái máy bay lại không được có vết sẹo.  



Thực tế thì do áp lực không khí khi càng lên cao sẽ càng thấp. Cơ thể người ở trong điều kiện không khí áp lực thấp sẽ nở ra. Do đó, người có viết sẹo sẽ rất dễ bị xé rách trong hoàn cảnh như vậy. Tuy nhiên, hiện tại cabin và khoang máy bay đều là phòng kín, áp lực của khí trong khoang thuyền giống như không khí ở độ cao 2000 mét so với mặt nước biển nên sẽ không gây nguy hiểm gì cho người có vết sẹo.



Còn đối với các phi công khi mới bắt đầu vào học, họ sẽ lái máy bay trong điều kiện khoang máy để hở và bay với độ cao khoảng 3 nghìn mét. Nếu vết sẹo nhỏ sẽ không có ảnh hưởng gì, lúc này nguy hiểm đối với phi công lại đến từ chính máy bay.



Khi bay ở độ cao 30 đến 40 nghìn feet tương đương với 9 nghìn đến 12 nghìn mét, áp lực của không khí bên ngoài khoang máy chỉ bằng 1/4 so với ở mặt đất. Vì thế máy bay luôn chạy thiết bị nén khí ở độ cao này. Nếu máy bay gặp sự cố ở độ cao tầm cao, thiết bị nén khí ngừng hoạt động, phi công sẽ nhanh chóng yêu cầu dùng mặt nạ dưỡng khí và hạ độ cao của máy bay xuống. Trong khoảng thời gian ngắn hạ độ cao, nếu phi công mang trên mình vết sẹo lớn sẽ gặp nguy hiểm, nó sẽ bị nứt vỡ ra gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức tập trung xử lý an toàn bay.



Đối với những hành khách, nếu có mang theo vết sẹo trên người thì cũng không nên lo lắng khi đi máy bay. Nếu có bị ảnh hưởng thì cũng chỉ khiến vết sẹo bị rách nứt ra và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Thêm nữa, tỷ lệ sự cố này xảy ra là rất ít. Chỉ cần phi công nhanh chóng hạ độ cao máy bay, sự cố sẽ không gây ra hậu quả gì quá lớn. Tuy nhiên, với phi công thì ngược lại, thời điểm này cần họ tập trung toàn lực xử lý tốt nhất khi sự cố xảy ra, vì thế bản thân họ không được phép xảy ra vấn đề.



Còn đối vời người lái máy bay chiến đấu, yêu cầu này còn nghiêm khắc hơn nhiều. Bởi vì, khi ở trên không, phi công phải thực hiện nhiều chiến thuật không quân.



Đối với vết sẹo trên da, vết sẹo càng lớn thì khả năng chịu áp lực càng nhỏ. Do đó khi bị rơi vào tình huống máy nén khí gặp sự cố, sức chịu đựng của da không đủ và do đó sẽ gây vỡ và chảy máu.



Trong lĩnh vực dân sự, vết sẹo nhỏ hơn độ rộng của đồng tiền xu thì hoàn toàn có thể xử lý. Đặc biệt trong ngành không quân, dù người dó chỉ có một vết sẹo nhỏ thôi cũng không được làm việc trong bộ phận cầm lái máy bay. Yêu cầu này đối với bên lĩnh vực không quân vô cùng nghiêm khắc. Nó không chỉ là lời nói mà đã đưa thành văn bản quy định. Bởi vì, nếu máy bay rơi vào tình huống mất áp lực không khí, vết sẹo của phi công sẽ bị nứt ra chảy máu khiến cho không chỉ bản thân bị thương mà còn ảnh hưởng đến mức độ an toàn.



Không phải tất cả các trường hợp phi công có vết sẹo đều không được lái máy bay. Họ có quy định cụ thể về độ lớn của vết sẹo. Về lĩnh vực quân sự thì đòi hỏi nghiêm khắc hơn nhiều. Đối với chiến lược bay quân sự còn cần sự phối hợp, lúc lên lúc xuống độ cao thay đổi cực nhanh. Vì vậy người có vết sẹo sẽ khó tham gia hành động trong điều kiện không có áp suất không khí.

San San


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VỢ CHỒNG GIÀ BỎ CHÂU ÂU VỀ ĐÀ NẴNG HƯỞNG NHÀN

LOẠT ẢNH TUYỆT ĐẸP VỀ SÀI GÒN THẬP NIÊN 1960

KARAOKE MÀ KHÔNG CÓ "CÁI ĐÓ" LẤY GÌ ĂN?