CÓ HAY KHÔNG NHỮNG VIỆC NHƯ THẾ NÀY?
Mỹ lớn giọng khi bị tố chặn khẩu trang của đồng minh?
Mỹ đổ cho “âm mưu chia rẽ” bằng các chiến dịch thông tin thất thiệt không có nguồn gốc khi bị tố “chặn” khẩu trang của đồng minh.
“Thông tin thất thiệt”
Đại sứ quán Mỹ tại Đức ngày 6/4 đã bác bỏ những thông tin cho rằng, Washington đã tịch thu lô hàng khẩu trang đang được chuyển tới Berlin, đồng thời gọi đây là những thông tin thất thiệt gây chia rẽ.
Một người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ nói: “Chính phủ Mỹ không có bất kỳ hành động nào để chuyển hướng lô hàng của công ty 3M được định sẵn để vận chuyển tới Đức, và chúng tôi không được biết về một vụ vận chuyển nào như vậy”.&
Theo người phát ngôn này, Washington hợp tác với các đối tác và đồng minh trên cơ sở đoàn kết, và sẵn sàng hỗ trợ nhân đạo cho các nước có nhu cầu. Người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về “âm mưu chia rẽ nỗ lực quốc tế thông qua các chiến dịch thông tin thất thiệt không có nguồn gốc”.
Mỹ đổ cho các âm mưu chia rẽ liên quan thông tin "ăn chặn" khẩu trang của Đức |
Theo các thông tin trước đó, lô hàng gồm 200.000 khẩu trang của công ty 3M (Mỹ) mà cảnh sát Berlin đặt mua đã biến mất ở sân bay Bangkok (Thái Lan). Bộ trưởng Nội vụ bang Berlin của Đức, ông Andreas Geisel cuối tuần trước tuyên bố, Washington đã tịch thu lô hàng và chuyển về Mỹ, đồng thời gọi đây là “hành động ăn cướp thời hiện đại”.
Tuy nhiên, giải thích của Mỹ càng khiến dư luận hoài nghi về tính trung thực của cường quốc số một thế giới. Không chỉ có Đức, một đồng minh khác của Mỹ là Pháp cũng đã tố cáo hành vi tương tự của Washington.
Theo tờ Libération (Pháp) số ra ngày 2/4, một lô hàng mà một vùng tại Pháp đặt mua từ Trung Quốc đã bị phía Mỹ “chiếm đoạt” ngay tại sân bay khi hàng sắp được chở về Pháp.
Bài viết có tiêu đề "Giao khẩu trang: Các hành vi mờ ám và lừa đảo tại bãi đáp máy bay" dẫn lời Chủ tịch vùng Paca thuộc miền Nam nước Pháp, ông Renaud Muselier kể lại câu chuyện buồn về đồng minh.
Theo đó, ông Muselier đã đặt mua mấy triệu khẩu trang cho các bệnh viện cùng viện dưỡng lão trong vùng từ một nhà cung cấp Trung Quốc. Công việc đặt hàng và thanh toán tiền đã hoàn tất, đồng nghĩa với việc khẩu trang đã có và chỉ còn chờ để chuyển đi. Thế nhưng, sáng 31/3, chuyến hàng mà Pháp đặt đã bị Mỹ tranh mua và trả tiền ngay tại chỗ. Máy bay chở hàng thay vì bay đi Pháp đã bay thẳng sang Mỹ.
Một lô khẩu trang 10 triệu chiếc được Trung Quốc vận chuyển bằng máy bay An-124 đến Paris ngày 30/3 |
Tờ báo Pháp dẫn lời vị chủ tịch một vùng khác của nước này, cũng là nạn nhân của việc tranh mua như trên, xác nhận: "Khẩu trang đã trở thành mặt hàng khan hiếm và Mỹ đang tìm mua mọi nơi, giá cả đối với họ không quan trọng. Họ trả gấp đôi, trả tiền ngay, ngay cả trước khi thấy hàng. Chúng tôi không thể làm như thế, không thể ứng tiền trước và chỉ trả khi nhận hàng".
Theo tờ Libération, vùng Nouvelle-Aquitaine, miền Tây Nam Pháp, vấp phải một khía cạnh khác trong cuộc cạnh tranh với Mỹ. Một nguồn tin tại đây cho biết: " Mỹ đặt mua khoảng 2-3 tỷ khẩu trang. Chúng tôi chỉ đặt có 5 triệu chiếc nên dĩ nhiên là phải đi sau”.
Đến Nga cũng phải...
Ở ngay khu vực Bắc Mỹ, một đồng minh khác của Washington cũng bị chặn mất con đường tiếp cận khẩu trang 3M. Kể từ ngày 3/4, Mỹ đã dừng hoạt động xuất khẩu khẩu trang của công ty 3M (có trụ sở tại Minnesota) sang Canada.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã chỉ trích đây là một động thái “sai lầm” và cảnh báo việc hạn chế trao đổi thương mại sang Canada có thể phản tác dụng và gây thiệt hại cho chính người Mỹ.
Trong khi đó, Canada xuất khẩu nhiều sản phẩm y tế, trong đó có găng tay, sang thị trường Mỹ. Thủ tướng Trudeau ngày 4/4 nhấn mạnh, cả Canada và Mỹ đều phụ thuộc vào thương mại trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Hiện Chính phủ Canada đang tiếp tục “các cuộc thảo luận mang tính xây dựng với các cấp khác nhau trong chính quyền Tổng thống Trump” để duy trì dòng chảy của hàng hóa và dịch vụ qua biên giới Canada-Mỹ.
Người Mỹ thay đổi quan điểm về việc sử dụng khẩu trang trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 |
Dù không hài lòng với người láng giềng, Thủ tướng Trudeau khẳng định Canada sẽ không trả đũa Mỹ sau khi Washington ban hành lệnh cấm xuất khẩu các trang thiết bị y tế thiết yếu, trong đó có khẩu trang. Thủ tướng Trudeau nêu rõ: “Chúng tôi hiểu rằng, vì lợi ích của cả 2 bên, Canada và Mỹ cần tiếp tục hợp tác để bảo vệ sự an toàn của người dân 2 nước”.
Thay vì trông chờ vào đồng minh, ông Trudeau khi đó nói thẳng rằng, trong 48 giờ, hàng triệu khẩu trang y tế sẽ được chuyển từ Trung Quốc tới Canada.
Những động thái kiểu “nẫng tay trên” của Mỹ xảy ra trong bối cảnh nước này đối với với áp lực lớn từ dịch COVID-19 và giới chức Mỹ cũng dần thay đổi quan điểm về việc đeo khẩu trang. Cùng với số ca nhiễm bệnh mới và số người chết tăng mạnh theo ngày, giới chức Mỹ đã không còn giữ luận điểm cho rằng chỉ người bệnh mới nên đeo khẩu trang, thậm chí không cho phép đội ngũ y bác sĩ đang trực tiếp điều trị các bệnh nhân COVID-19 đeo khẩu trang.
Đến này 3/4 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ thông báo những hướng dẫn mới của Nhà Trắng nhằm ngăn chặn dịch COVID-19, theo đó khuyến cáo người dân dùng khẩu trang, kể cả không phải loại dùng cho y tế.
Ông Trump cho biết theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), người dân nên đeo khẩu trang ở những nơi công cộng với tinh thần tự nguyện, đồng thời nhấn mạnh tới biện pháp “giữ giãn cách xã hội” được đưa ra trước đó.
Nếu nhìn vào tình hình dịch bệnh và động thái tương tự của các bên thì phần nào có thể hiểu được động cơ khiến người Mỹ giành giật khẩu trang, kể cả từ đồng minh. Tính đến trưa 7/4, Mỹ đã ghi nhận tổng số 367.650 ca mắc COVID-19, trong đó có 10.943 ca tử vong trên toàn quốc.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ lên tới gần 11.000 người tính đến trưa 7/4 |
Khu vực chịu tác động nặng nề nhất từ dịch COVID-19 chính là các nước đồng minh của Mỹ ở bên kia bờ Đại Tây Dương. Tính đến ngày 6/4, châu Âu đã có tổng số gần 600.000 ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 47.700 ca tử vong.
Trước diễn biến khó lường, người châu Âu cũng thay đổi quan điểm về việc đeo khẩu trang. Liên minh châu Âu (EU) ngày 15/3 thậm chí cũng áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu trang thiết bị y tế thiết yếu.
Ngay cả nước Nga, vốn đang được đánh giá sẵn lòng giúp đỡ các quốc gia khác trong cuộc chiến chống COVID-19, cũng đã hạn chế xuất khẩu khẩu trang. Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 6/4 đã ký nghị định hạn chế bán buôn và bán lẻ khẩu trang y tế và một số thiết bị y tế khác.
Danh sách các hàng hóa bị hạn chế buôn bán được công bố trên trang web của Nội các Nga gồm: khẩu trang y tế, mặt nạ lọc, găng tay y tế, gạc, bộ quần áo bảo hộ và bộ dụng cụ y tế dùng một lần không làm từ vải
Nghị định của Chính phủ Nga cũng quy định kinh doanh bán buôn khẩu trang y tế và các mặt hàng khác trong danh sách trên (trừ những mặt hàng sản xuất trước khi nghị định của chính phủ có hiệu lực) chỉ do tổng công ty Roskhimzashchita Corp. (thuộc tập đoàn Rostec) thực hiện.
Nghị định nhấn mạnh việc không tuân thủ các quy định này sẽ bị xem là "vi phạm các biện pháp hạn chế, kể các các biện pháp vệ sinh dịch tễ" và sẽ bị xử phạt theo luật pháp Nga.
Thái Minh
Nhận xét
Đăng nhận xét