Tính đến ngày 12/4, 92% thủy thủ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã được xét nghiệm Covid-19. 585 thủy thủ có kết quả dương tính và 3.724 người có kết quả âm tính. 3.967 thủy thủ đã được đưa lên bờ. Khi các quan chức Hải quân Mỹ cho rằng dịch bệnh đã được kiểm soát, các thủy thủ mô tả lại những cảnh đáng lo ngại trên tàu và trong khu vực cách ly trên đảo Guam. Trong ảnh là chuyên gia y tế đang khử trùng một tòa nhà cho các thủy thủ tàu. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Nhiều phụ huynh của các quân nhân trên tàu Roosevelt cho biết con của họ vẫn phải làm việc khi có triệu chứng nhiễm bệnh và họ không được phát khẩu trang. Đôi khi, các thủy thủ phải xé áo phông để che mặt. Họ phải ở lại tàu để làm sạch con tàu và nấu ăn trong khi chờ kết quả xét nghiệm Covid-19. Trong ảnh là thủy thủ của tàu Theodore Roosevelt Chris Blakewood cùng cha mẹ. Ảnh: San Francisco Chronicle.
Theo San Francisco Chronicle, một thủy thủ dương tính với virus đã nói với cha mẹ rằng anh ta thà ở trên tàu còn hơn là chen chúc vào khu vực cách ly chật chội trên đảo Guam với nguồn cung hạn chế, điều kiện không vệ sinh và thức ăn tầm thường. Ảnh: Hải quân Mỹ.
"Con gái tôi đã dương tính với Covid-19", mẹ của một thủy thủ cho biết. "Nó vẫn ổn, nhưng nó thật sự không thoải mái. Nó đã xuống tàu và hiện ngủ trong một chiếc giường xếp trong nhà bếp". Ảnh một trường học tại căn cứ hải quân đảo Guam được khử trùng để đón các thủy thủ từ Theodore Roosevelt. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Một thủy thủ khác nói với mẹ vài ngày sau khi được xét nghiệm do có triệu chứng nhiễm virus rằng cô vẫn phải tiếp tục làm việc mà không đeo mặt nạ hay che mặt. Cô cũng ngủ chung với người bạn chung phòng không có triệu chứng nhiễm virus. "Con cảm thấy như sắp chết vậy", cô nói với mẹ. Trong ảnh là thủy thủ của tàu Roosevelt được hộ tống tới khách sạn trên đảo Guam sau khi có kết quả âm tính. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Trong ảnh là bữa ăn của thủy thủ Chris Blakewood tại phòng tập thể dục của căn cứ Hải quân đảo Guam, nơi các thủy thủ tàu Roosevelt nhiễm virus phải cách ly 14 ngày. Anh cho biết bữa ăn này vẫn còn tốt so với món mì MRE anh được phục vụ trước đó. Ngược lại, những thủy thủ âm tính với virus được cách ly trong các khách sạn năm sao ở đảo Guam và thưởng thức những món ăn xa xỉ. Ảnh: San Francisco Chronicle.
Khi anh Blakewood đến phòng tập thể dục lần đầu, nơi này đầy giường xếp và chỉ có khoảng 50 thủy thủ ở đó. Nhưng chỉ sau vài ngày, hơn 350 người bị nhồi nhét vào không gian chật hẹp này. "Họ liên tục cần thêm giường xếp", anh Blakewood cho biết. Ảnh: San Francisco Chronicle.
Các thủy thủ nhiễm Covid-19 phải nằm sát nhau trong không gian chật hẹp và điều kiện thiếu thốn. Ảnh: San Francisco Chronicle.
Trong ảnh là các bưu phẩm được gửi đến cho thủy thủ của tàu USS Theodore Roosevelt. Ảnh: San Francisco Chronicle.
Món mì MRE theo anh Blackwood là dở tệ được phục vụ cho các quân nhân nhiễm Covid-19 trên tàu Roosevelt phải cách ly trên đảo Guam. Ảnh: San Francisco Chronicle.
Các thủy thủ âm tính với virus corona được xếp phòng tại một khách sạn ở Tumon, đảo Guam. Ảnh: Hải quân Mỹ
Loạt ảnh tuyệt đẹp về Saigon thập niên 1960 lần đầu tiên được biết đến Loạt ảnh sinh động, tuyệt đẹp về Sài Gòn thập niên 1960, mới đây lần đầu tiên được đăng tải trên trang Flickr của một cựu binh Mỹ từng đóng quân tại căn cứ ra-đa Phú Lâm ở Sài Gòn. Bến Bạch Đằng, Sài Gòn thập niên 1960 Trên bùng binh chợ Bến Thành. Khách sạn Capitol phía trước góc Đồng Khánh – Nguyễn Hoàng (góc Trần Hưng Đạo B – Trần Phú ngày nay). Nhà hàng – quán bar “T...
... Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chỗ lao xao ... (Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm) Vợ chồng già bỏ trời Âu về Đà Nẵng xây căn nhà đẹp “rụng rời” Căn nhà nhỏ của cặp vợ chồng 60 tuổi dưới chân núi Sơn Trà được báo Mỹ tấm tắc khen. Gia chủ là một cặp vợ chồng già 60 tuổi, sau hơn 30 năm sống và làm việc tại châu Âu, họ muốn trở về Việt Nam vui hưởng tuổi già. Sau khi bàn bạc với kiến trúc sư, họ đã tìm được một mảnh đất lý tưởng ngay dưới chân núi Sơn Trà, Đà Nẵng. Căn nhà có diện tích khoảng 180m2, bên cạnh có một con suối nhỏ, xung quanh là núi và rất gần biển, khí hậu mát mẻ, trong lành khác hẳn với khu vực trung tâm thành phố xô bồ nhộn nhịp. Họ muốn một căn nhà hai phòng ngủ, tiện nghi, hiện đại nhưng ấm cúng và đặc biệt mọi thứ phải thật gọn gàng, ngăn nắp. Tuy nhiên, họ vẫn đang làm việc, ít nhất 3-5 năm nữa mới về sinh sống. Vì thế, kiến trúc sư đã đề xuất ý tưởng xây dựng 2 căn nhà nhỏ độc lập riêng biệt trong cùng 1 công trình. Một nhà luôn sẵn sàng cho cặp vợ chồng già...
Trung tâm mua sắm được coi là biểu tượng của chủ nghĩa tiêu dùng Hoa Kỳ thực sự là nơi có hơn 100.000 trung tâm mua sắm, nhưng danh hiệu trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới thực ra thuộc về một trong những đối thủ lớn nhất của Mỹ, Iran. Nằm ở phía đông bắc của Teheran, trung tâm mua sắm khổng lồ Iran Mall có diện tích 31000 mét vuông và gồm bảy tầng, nhưng toàn bộ diện tích cơ sở hạ tầng của nó lên tới 1,35 triệu mét vuông và dự kiến sẽ mở rộng lên 1,60 triệu mét vuông. Kể từ năm 2014, hơn 1.200 nhà thầu và khoảng 25.000 công nhân đã làm việc suốt ngày đêm để biến trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới thành hiện thực. Năm 2018, giai đoạn xây dựng đầu tiên đã hoàn thành và 267.000 mét vuông diện tích cho thuê gộp và 708 đơn vị bán lẻ đã được mở cửa vào ngày 1 tháng 5 năm 2018. Cùng năm đó, Iran Mall đã lập kỷ lục Guinness về việc đổ bê tông liên tục lâu nhất thế giới, với hàng tấn bê tông được đổ liên tục trong 6 ngày liên tiếp. Thiên đường bán lẻ của Iran có hơn 700 cửa hàng được ...
Nhận xét
Đăng nhận xét