DU NHẬP VÀO VN KARAOKE ĐÃ THỰC SỰ LÀM MƯA LÀM GIÓ
Lời tựa: Có thể nói karaoke không thể thiếu với người VN. Du nhập từ Nhật Bản karaoke bỗng chốc trở thành "hot" nhất trong các loại hình nghệ thuật, đi đâu cũng nghe tiếng hát từ bàn nhậu vỉa hè, đại tiệc đến phòng khách gia đình, chắc cha đẻ karaoke là ông Inoue Daisuke cũng không ngờ phát minh của ông lại được đón nhận nồng nhiệt như thế tại VN từ đó karaoke đã biến thiên để hấp dẫn, lôi cuốn hơn tại đất nước 90 triệu dân này ...
Karaoke 'tay vịn' mà dân mạng đang bàn tán xôn xao là dịch vụ gì?
Dù là nói giảm nói tránh, cái tên của dịch vụ này vẫn đánh thẳng vào vấn đề cốt lõi: "Vịn"!
Sáng 28/1, cùng thời điểm công bố 2 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng ở Hải Dương và Quảng Ninh, từ khóa "tay vịn" bỗng trở thành hot-search trên mạng và khiến cộng đồng mạng bàn tán xôn xao. Vậy Karaoke "tay vịn" là gì?
Đôi điều về karaoke
Không phải ai cũng biết rằng, karaoke - loại hình giải trí hát hò theo lời chạy trên màn hình có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Vào năm 1971, ông Inoue Daisuke phát minh ra bộ môn karaoke từ chính nhu cầu của người yêu ca hát.
Inoue Daisuke.
Khi ấy, Daisuke 31 tuổi và đang chơi keyboard (đàn điện tử) cho một club. Theo lẽ thường, mỗi khi có ca sĩ hay khán giả lên giao lưu thì ban nhạc phải chơi nhạc cụ. Tuy nhiên, nhu cầu này lên quá cao và nhạc công không phải những con robot có thể gẩy đàn 24/7.
Gã này đã giúp chúng ta hát Cơn Mưa Tình Yêu sau mỗi dịp họp lớp, nhớ nhé.
Một lần, tay chơi guitar tại club bị ốm, Daisuke và chủ quán đã cho bật băng nhạc thu sẵn để khán giả hát theo và kết quả vẫn OK! Từ đó trở đi, karaoke trở thành thú giải trí đầy tiềm năng ở Nhật và vươn ra toàn thế giới (trong đó có Việt Nam, là chắc rồi).
Karaoke tại Việt Nam và "dịch vụ giá trị gia tăng" mang tên "tay vịn"
Theo Nghị định 54/2019/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh karaoke, vũ trường thì karaoke nghĩa là: "Dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát và hình ảnh thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) phục vụ cho hoạt động ca hát".
Về cơ bản, dịch vụ karaoke tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu của mỗi người: giải trí bằng cách ca hát. Từ đầu những năm hai nghìn linh mấy đến nay, karaoke mọc lên như nấm bất kể là quê hay phố, xập xệ ẩm thấp hay sang chảnh ngút ngàn đều có.
Ở Hà Nội, những con phố như Vũ Tông Phan, Nguyễn Khang, Đê La Thành, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Cừ, Lê Văn Lương... nổi tiếng với những quán hát lộng lẫy có "mic xịn" mọc lên san sát.
(Ảnh minh họa).
Còn Sài gòn, khu Tân Bình, Trung Sơn hay Tân Quy - ngoảnh mặt theo hướng nào cũng thấy quán hát karaoke. Ở Việt Nam, karaoke thường là chầu sau cùng của những cuộc vui, đặc biệt là cuộc vui của đàn ông. Ví dụ, hội nhóm thường đi ăn uống nhậu nhẹt, no say cao hứng lên là rủ nhau đi hát.
Phàm là dịch vụ ắt có người phục vụ, bên cạnh những anh bồi chuyên bê bia, hoa quả, nước ngọt cho khách hay anh kỹ thuật vào chỉnh mic, giảm echo - còn có những cô phục vụ hát hò giao lưu với khách, thường được gọi là "tay vịn".
Hầu hết các cô gái làm nghề "tay vịn" có ngoại hình ưa nhìn, nhanh nhẹn, biết chuyện trò và thậm chí hát hò như ca sĩ. Theo anh Q.V, một chủ quán karaoke gần khu Linh Đàm (Hà Nội) thì đội ngũ nhân viên nữ này rất quan trọng, thiếu vắng là khách bỏ đi chỗ khác ngay.
(Ảnh minh họa).
Vì sao lại gọi là "tay vịn"?
Vịn: Động từ, kiểu đặt bàn tay tựa vào để có được thế vững
Ví dụ: Bà vịn vai cháu / em bé vịn thành giường đứng lên.
Tương tự tay vịn cầu thang, vịn vào tường cho khỏi ngã - đội ngũ "tay vịn" tại các quán hát không chỉ bật bia, bóc bò khô mà thi thoảng còn để khách "vịn" vào người.
(Ảnh minh họa).
Khi tới quán karaoke, nhiều khách nam đã trong tình trạng say bí tỉ, thậm chí cố tình không làm chủ bản thân để tìm vui. Chính vì thế, nhiều cơ sở đã lợi dụng nhu cầu thiếu đứng đắn này để dắt mối cho các tay vịn.
Nếu không được các quán bao nuôi, tay vịn thường ở trọ tập trung và khi có lệnh, họ sẽ được các quái xế kẹp 5 kẹp 7 trên những chiếc xe cà tàng - lao như bay đến phục vụ các thượng đế.
(Ảnh minh họa).
(Ảnh minh họa).
Theo anh H.A, một nhân viên văn phòng ngoài 35 tuổi (Hà Nội) rất mê dịch vụ karaoke tay vịn chia sẻ rằng: "Gọi 1 suất tay vịn tối thiểu là 500k, gọi lên mà không ưng đổi em khác, nhiệt tình thì bo thêm".
Không chỉ để phục vụ nhu cầu cầm tay, ôm hôn, sờ soạng thân mật thì các tay vịn còn có nhiệm vụ ngầm là bật càng nhiều bia càng tốt, khách chưa ăn hết gói bò khô này thì phải bóc sẵn gói khác để tăng doanh thu cho quán hát.
Cũng theo anh H.A, thứ thu hút nhiều anh đàn ông khi gọi tay vịn không chỉ là những cử chỉ quá đà mà là: "Em thích nó thì bo thêm, lấy số rủ ra ngoài tới bến, cái đó thì tự thương lượng, khéo mồm có khi chẳng mất đồng nào".
Rõ ràng, đi hát karaoke vô tư thì được, chứ chồng xài thêm mấy thứ "giá trị gia tăng" này thì bà vợ nào chịu nổi. Karaoke cũng có nhiều loại, nhưng hễ gọi tay vịn thì đến lúc chia bill mỗi người vài ba triệu là chuyện bình thường. Ngẫm thật là tốn kém.
Chưa kể, nếu móc nối với tay vịn ra ngoài làm những gì có trời mới biết - các quý anh có nguy cơ vướng vào tội mua bán dâm, tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục (và nhiều bệnh nguy hiểm khác nữa).
Nguồn tintuc.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét