NATO CÓ CÒN LÀ "NGÁO ỘP" NỮA KHÔNG?
Anh lo sợ, sơ tán 200 máy bay: "Giáo gãy, khiên thủng", NATO đọ sức với Nga-Putin thế nào?
Ngay như Anh, một cường quốc NATO, do lo sợ một trận "Trân Châu cảng" cũng vội vã tìm cách sơ tán 200 chiến đấu cơ thì các nước còn lại sẽ ra sao khi TT Putin ra tay?
Pháo binh và tên lửa Nga diễn tập bắn đạn thật. Ảnh minh họa.
Chúng ta hãy trở lại với tuyên bố "thản nhiên như không" của Tổng thống Nga Putin trong "sự cố vũ trang" bởi khu trục hạm MHS Defender của Hải quân Anh thách thức chủ quyền Nga trên Biển Đen:
"Ngay cả khi chúng tôi đánh chìm con tàu này, rất khó để tưởng tượng rằng thế giới sẽ đứng trước bờ vực của một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Bởi vì những người làm điều này biết rằng họ sẽ không thể chiến thắng từ cuộc chiến này…".
Như tôi đã nói là đằng sau tuyên bố này có rất rất nhiều ẩn ý mà các nhà phân tích quân chính phải tốn giấy mực….
Khu trục hạm MHS Defender của Hải quân Anh
1. NATO giáo thì cùn, gãy!
Chúng ta hãy tưởng tượng vào thời điểm hiện nay, nếu Mỹ rút khỏi NATO thì 29 thành viên còn lại sẽ ra sao khi đối đầu với Nga? NATO sẽ giải tán ngay và luôn và, chắc chắn 100% số thành viên này sẽ nháo nhác chọn phe hoặc Nga hoặc Mỹ…
Như vậy, 29 thành viên NATO gồm cả Anh, Pháp là 2 quốc gia có VKHN, đều dựa vào ô an ninh của Mỹ để tồn tại và hoạt động… đúng như Putin đã ám chỉ là "chó rừng Tabaqui quanh con hổ Shere Khan".
NATO hung hăng, khiêu khích Nga tiến về phía Đông, xâm hại lợi ích an ninh Nga như tại Nam Tư, tiến hành tập trận đe dọa và lật đổ các quốc gia láng giềng của Nga…
Tất cả, tất cả các hành động động đó của NATO dựa trên một học thuyết, tư tưởng quân sự là Nga sẽ không dám làm gì bởi (1) Nga không thể thắng Mỹ trong cuộc chiến hạt nhân vì Mỹ là quốc gia "bất khả xâm phạm" và (2) Mỹ luôn chiếm "ưu thế quân sự" trước Nga. Từ đó, Điều 5 NATO như là một sự răn đe đáng gờm và có giá nhất với Nga.
Quả thật là như vậy, cho nên, ngay cả thành viên NATO như Litva, hay Latvia… yếu, nhỏ như thế mà lại dám khiêu khích, đối đầu quyết liệt với Nga. Ukraine, Gruzia muốn gia nhập NATO để giải quyết lãnh thổ mà không sợ Nga can thiệp…
Thế nhưng bây giờ tư tưởng đó đã bị sụp đổ khi tình thế đã ngược lại hoàn toàn. Đó là:
Thứ nhất, sự "bất khả xâm phạm" của Mỹ đã bị sụp đổ và đổi vai sang Nga. Nghĩa là người Nga có thể đánh chặn được ICBM của Mỹ nhưng ngược lại thì không.
Mọi hệ thống đánh chặn của Mỹ bị vô hiệu hóa bởi tên lửa siêu thanh và ngư lôi hạt nhân. Do đó có thể nói, Nga thắng hay không trong cuộc chiến hạt nhân với Mỹ thì không chắc, nhưng chắc chắn Mỹ sẽ không bao giờ thắng nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân với Nga.
Khi sự "bất khả xâm phạm" bị sụp đổ thì Mỹ chỉ có thể kích hoạt điều 5 trên chiến trường châu Âu khi chỉ khi nước Mỹ an toàn.
Do đó, Mỹ phải "suy nghĩ 2 lần" trước khi đối đầu trực tiếp với Nga là logic tư tưởng chiến thuật và chiến lược. Và, có lẽ Putin thừa biết nội dung "suy nghĩ 2 lần" đó thế nào nên có tuyên bố thản nhiên như đã biết chăng?
Bây giờ tình thế ngược lại khi Nga, với hệ thống phòng không đánh chặn ICBM mang tên S-500 được đưa vào trực chiến thì sự "bất khả xâm phạm" của Nga khả thi và hiện thực hơn Mỹ.
"Bảo bối này" cho phép Nga hành động rất rắn, mạnh tay với các "Tabaqui" qua các tuyên bố về "lằn ranh đỏ" kiểu Nga, tấn công phủ đầu trong "chiến lược an ninh quốc gia", "học thuyết sử dụng VKHN"… là những điều mà trước đây Liên Xô cũng chưa dám.
Rõ ràng các thành viên NATO dựa vào ô an ninh hạt nhân của Mỹ để quấy nhiễu, khiêu khích Nga mà nay ô an ninh hạt nhân đó bị thủng, Mỹ có thể bại trận trong cuộc chiến hạt nhân nếu xảy ra với Nga thì các thành viên NATO có dám chắc là Nga sẽ không sử dụng VKHN chiến thuật để xóa sổ họ nếu họ cắn Nga?
Thứ hai, ưu thế quân sự. Ưu thế quân sự được xác định bởi 2 yếu tố là thế và lực. Và, trong chiến tranh hiện đại vũ khí công nghệ cao thì vũ khí mới tiến tiến quyết định "lực" và cả "thế".
Người Nga đã nắm trong tay 2 loại vũ khí mới mà Mỹ-NATO không hoặc chưa có là vũ khí siêu thanh và ngư lôi (ngư lôi Poseidon và ngư lôi phóng ở độ sâu 500m), được bố trí sử dụng trong 2 lực lượng: bộ ba tấn công hạt nhân chiến lược và lực lượng phi hạt nhân.
Bộ ba hạt nhân chiến lược của Mỹ đã tụt hậu so với Nga. Vì từ năm 1990 đến nay, bộ ba hạt nhân chiến lược của Mỹ chưa có gì thay đổi trong khi Nga đã thay đổi mới đến 85%.
Đặc biệt, chính thức "hệ thống Liana" của Nga đã đủ thành phần khi Nga đã phóng đưa thành công Pion-NKS lên quỹ đạo.
Pion-NKS là vệ tinh trinh sát hàng hải xác định vị trí mục tiêu nổi trên đại dương. Có Pion-NKS, Nga là quốc gia có khả năng nhất thực hiện đòn tấn công nhanh toàn cầu.
Cuối cùng nói về lực lượng trên bộ. Trong khi người Nga đã khôi phục lại, huấn luyện những quân đoàn, sư đoàn cơ động thì Mỹ-NATO trong tổ chức lực lượng đã loại bỏ cấp đội hình đó chỉ còn cấp lữ đoàn, tiểu đoàn.
Việc tổ chức lực lượng này nói lên điều gì? Đó là Nga xây dựng đội hình tấn công quy mô cấp chiến dịch với đối tượng tác chiến là NATO trên chiến trường châu Âu, trong khi Mỹ-NATO chỉ xây dựng đội hình "chống khủng bố"…
Đó là lý do vì sao, khi Nga triển khai một lực lượng ở biên giới phía Tây vừa rồi khiến cho không chỉ Ukraine mà Mỹ-NATO lo sợ bị toang phải lùi bước "xin đàm phán" khi Ukraine gây chiến ở Donbass thì Nga sẽ "đẩy thuyền" sang phía Tây…
Nga đã chứng tỏ sẽ chơi rắn nếu tiếp tục bị khiêu khích.
2. NATO khiên thì thủng!
Chưa và không cần nói về khả năng phòng thủ đánh chặn ICBM hay tên lửa tầm trung của Nga như Iskander… mà ngay các máy bay tấn công của Nga, NATO cũng không có khả năng đánh chặn vì hệ thống phòng không là quá khiêm tốn nếu như chẳng muốn nói là không có…
Đơn giản là lâu nay NATO với tư tưởng quá ỷ lại ô hạt nhân Mỹ, nói cách khác là ngủ quên trên chiến thắng, cho rằng chỉ NATO mới mang máy bay, phóng tên lửa vào kẻ khác chứ không hề nghĩ rằng có ai đó lại đem máy bay và phóng tên lửa vào mình.
Vì vậy, chế tạo sản xuất ra các loại vũ khí phòng không thì Nga luôn là quốc gia đứng đầu và dĩ nhiên sẽ có hệ thống phòng không hùng mạnh, tiên tiến, hiện đại. S-500 là gì, là trong khi người Mỹ chưa có vũ khí siêu thanh thì người Nga đã chế tạo ra S-500 để đánh chặn vũ khí siêu thanh.
Ngay như Vương quốc Anh - một thời "mặt trời không bao giờ lặn", cũng tính toán, tìm cách sơ tán 200 máy bay chiến đấu bởi lo sợ một trận "Trân Châu cảng" của Nga giáng xuống trên đất Anh thì các "Tabaqui" còn lại sẽ ra sao khi Nga ra tay?
Kết luận
Như vậy, có thể nói tuyên bố của Putin rất thản nhiên như không, nhưng đã buộc Mỹ-NATO phải: (1) Tổ chức biên chế lại lực lượng. (2) Thay đổi tư tưởng tác chiến về tấn công và phòng thủ khi mất ưu thế quân sự trước Nga và sụp đổ về huyền thoại "bất khả xâm phạm" và (3) "suy nghĩ 2 lần" trước khi khiêu khích Nga.
Rõ ràng, tuyên bố này, Tổng thống Putin công khai rằng, Nga nắm trong tay quyền tấn công trước và đặc biệt, chỉ thẳng, học thuyết quân sự của "các anh" đã lỗi thời, Điều 5 NATO với Nga chỉ là giấy thùng rác, phùng mang trợn mắt với Nga chỉ là đồ trẻ con.
Nguồn soha.vn
RT đưa tin, lễ kỷ niệm đường phố đã diễn ra ở Donetsk và Lugansk vào tối 21.2 sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố công nhận nền độc lập của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR).
Đoạn phim từ hiện trường cho thấy pháo hoa thắp sáng bầu trời phía trên Donetsk, vốn là thủ đô của DPR trong gần 8 năm.
Một video khác cho thấy các nhóm người đã tụ tập trên đường phố, treo cờ Nga và cổ vũ động thái của Mátxcơva.
Quyết định của Tổng thống Putin được đưa ra trong bối cảnh leo thang liên tục giữa các lực lượng Ukraina và hai nước cộng hòa ly khai. Kể từ ngày 10.2, cả DPR và LPR đã báo cáo các cuộc pháo kích dữ dội của các lực lượng của Kiev, cũng như nhiều sự cố mà họ gán cho các cuộc tấn công "khủng bố" vào cơ sở hạ tầng. Các quan chức hàng đầu của hai nước cộng hòa cáo buộc sự leo thang này giống như một màn dạo đầu cho một cuộc tấn công tổng lực của Kiev.
Tuy nhiên, Ukraina bác bỏ cáo buộc, khẳng định không có kế hoạch chiếm lại các khu vực ly khai bằng vũ lực. Kiev cũng tuyên bố rằng các cuộc pháo kích và các cuộc tấn công đã được chính lực lượng của các nước ly khai dàn dựng, nhằm tạo "cờ giả" (false flag) như thể Ukraina leo thang.
Donetsk và Lugansk ly khai khỏi Ukraina vào năm 2014, sau cuộc đảo chính Maidan ở Kiev, lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ. Cuộc nổi dậy ở miền Đông Ukraina đã biến thành một cuộc xung đột vũ trang, giai đoạn bạo lực nhất đã bị dừng lại vào năm 2015 với một hiệp định đình chiến được ký kết ở thủ đô Minsk của Belarus.
Trong phát biểu tối 21.2 khi công nhận hai nước cộng hòa, Tổng thống Putin cho biết chính quyền Kiev đã không thực sự thực hiện bất cứ điều gì trong các thỏa thuận Minsk, cho thấy rõ ràng rằng họ chỉ tìm cách chấm dứt xung đột bằng vũ lực hơn là thông qua đàm phán.
“Họ không quan tâm đến các giải pháp hòa bình. Mỗi ngày họ đều tập trung quân đội ở Donbass" - ông Putin nói.
Ngay sau động thái của Nga, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh hành pháp cấm “đầu tư, thương mại và tài chính mới của người Mỹ đến, từ hoặc tại” 2 khu vực ly khai ở đông Ukraina.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki thông tin, lệnh mới sẽ “cung cấp thẩm quyền áp đặt các biện pháp trừng phạt với bất kỳ người nào được xác định hoạt động trong các khu vực đó của Ukraina”.
Theo bà Psaki, các biện pháp đang được triển khai để đáp trả sắc lệnh công nhận Donbass khác với các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh đã chuẩn bị áp dụng trong trường hợp Nga tấn công Ukraina.
Nhận xét
Đăng nhận xét