PHÂN TÍCH CUỘC ĐỐI ĐẦU QUÂN SỰ GIỮA NGA VÀ MỸ
Nga 'biết địch biết ta' khi so với Mỹ
Kém Mỹ về kinh tế, tài chính, công nghệ và nhân khẩu học, Nga vẫn có thể đảm bảo sự ổn định chiến lược khi theo đuổi chính sách độc lập.
Mục tiêu của Nga
Tác giả người Nga Dmitry Trenin mới đây cho xuất bản cuốn sách mang tên 'Cán cân lực lượng mới', trong đó đưa ra những đánh giá về sức mạnh của hai cường quốc hàng đầu thế giới là Nga và Mỹ. Đáng chú ý, tác giả người Nga đánh giá cao sức mạnh của Mỹ trong tương lai nhưng cũng cảnh báo khả năng đáp trả từ phía Moscow.
Theo tác giả Trenin, đến giữa thế kỷ 21, có thể là lâu hơn nữa, Mỹ sẽ vẫn là cường quốc hàng đầu và hùng mạnh nhất thế giới. Mỹ sẽ tiếp tục tập trung củng cố nền tảng kinh tế, tài chính và công nghệ của mình, đồng thời trấn áp các kẻ thù và đối thủ cạnh tranh. Theo Trenin, Mỹ sẽ giảm bớt các nghĩa vụ toàn cầu và đòi hỏi các đồng minh phải hỗ trợ nhiều hơn trước.
Tác giả người Nga thừa nhận vị thế của Mỹ
Trong tương lai gần, khi cuộc đối đầu Nga-Mỹ vẫn tiếp diễn, mục tiêu chính trong chính sách của Nga đối với Mỹ vẫn sẽ là ngăn chặn các tính toán sai lầm và những cuộc đụng độ vũ trang có thể đưa các bên đến một cuộc xung đột quân sự. Để đạt được mục tiêu này, một cơ chế liên lạc thích hợp ở các cấp đã được tạo ra nhằm mục đích ngăn ngừa các sự cố và loại trừ khả năng leo thang đến mức không kiểm soát của những sự cố này.
Cơ chế này bao gồm các kênh liên lạc mở thường xuyên giữa các tổng thống, các nhà lãnh đạo cấp cao của quân đội và những người đứng đầu hội đồng an ninh của hai nước. Khi các lực lượng vũ trang của Nga và Mỹ hoạt động ở những vị trí gần nhau, một cơ chế nhằm ngăn ngừa xung đột đã được tạo ra.
Tác giả Trenin khẳng định mục tiêu quan trọng của Moscow là duy trì sự ổn định chiến lược trong quan hệ với Washington. Trong bối cảnh giới lãnh đạo Mỹ đang dần từ bỏ các thỏa thuận với Nga về kiểm soát vũ khí và các thỏa thuận quốc tế khác trong lĩnh vực này, sự ổn định chiến lược ngày càng được củng cố thông qua biện pháp răn đe hạt nhân đối với bên còn lại.
Trong những năm gần đây, Nga đã đa dạng hóa đáng kể kho vũ khí răn đe của mình thông qua việc phát triển, thử nghiệm và đưa vào sử dụng các hệ thống chiến lược mới như vũ khí siêu thanh. Giới lãnh đạo Nga tự tin rằng không một hệ thống phòng thủ tên lửa nào được tạo ra trong vòng vài thập kỷ tới ở Mỹ sẽ có thể làm giảm khả năng tấn công trả đũa của Nga.
Mỹ tận dụng mọi thời cơ để triển khai nhiều loại vũ khí bao vây Nga
Nga quan tâm đến việc ngăn chặn Mỹ triển khai các hệ thống vũ khí và lực lượng vũ trang trên quy mô lớn ở châu Âu và khu vực Viễn Đông mà có thể đe dọa an ninh của Nga. Hệ thống vũ khí được nhắc đến ở đây là tên lửa tầm trung đang được phát triển và thử nghiệm lại sau khi Mỹ rời khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vào năm 2019.
Nếu các tên lửa có thể bắn tới các trung tâm chỉ huy, điều khiển và các cơ sở quân sự quan trọng nhất của Nga trong thời gian ngắn như vậy được triển khai ở châu Âu hoặc Đông Bắc Á, thì phản ứng tương xứng của Nga có thể là tạo ra mối đe dọa đối với các trung tâm chỉ huy, kiểm soát và các căn cứ quân sự của Mỹ ở khu vực. Nga cần phải đảm bảo chắc chắn tiêu diệt được đối sau khi phóng vũ khí tấn công đầu tiên của mình.
Biết mình biết người
Trenin nhấn mạnh, sự ổn định chiến lược trong quan hệ với Mỹ cũng tức là an ninh của Nga. Điều này được đảm bảo bằng các lực lượng vũ trang của Nga, chủ yếu là lực lượng răn đe hạt nhân. Những lực lượng này cần được cải tiến và phát triển không ngừng, qua đó duy trì khả năng năng răn đe đáng tin cậy trong bất kỳ tình huống chiến lược quan trọng nào.
Tuy nhiên, Nga cũng cần chú ý đến các lực lượng vũ trang phi hạt nhân, cụ thể là khả năng hành động hiệu quả trong bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích quốc gia ở khu vực dọc biên giới đất nước và ở các khu vực khác nhau trên thế giới khi cần. Các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp và cơ động của Nga, vốn được trang bị các hệ thống hỗ trợ và chiến đấu hiện đại và được huấn luyện để có thể tác chiến trong các điều kiện khác nhau, chính là yếu tố đảm bảo quan hệ Nga-Mỹ vẫn trong trạng thái hòa bình và Nga có thể tiếp tục theo đuổi một chính sách đối nội và đối ngoại độc lập.
Nga coi vũ khí hạt nhân là lực lượng quan trọng nhằm 'ổn định chiến lược' với Mỹ
Tác giả Trenin thừa nhận, Nga kém xa Mỹ về nguồn lực kinh tế, tài chính, công nghệ và nhân khẩu học. Tuy nhiên, Nga vẫn có thể đảm bảo sự ổn định chiến lược khi theo đuổi chính sách độc lập. Khác với Liên Xô trước đây, Nga không tự cho mình là một siêu cường với mong muốn kiểm soát một nửa thế giới và không chống lại Mỹ để giành được ảnh hưởng trên thế giới hoặc ở các khu vực riêng lẻ.
Nga không tham gia một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện mà trong đó họ quyết tâm không chịu thua đối thủ của mình ở bất cứ đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nga không có nhiều đồng minh nhỏ và các nước phụ thuộc. Nga tập trung vào lợi ích và an ninh quốc gia của chính mình.
Thay vào đó, Nga tuân theo nguyên tắc phát triển năng lực vừa đủ để răn đe và phòng thủ, và ủng hộ một giải pháp thuận lợi cho một số nhiệm vụ cụ thể. Với nền kinh tế đứng thứ 12 thế giới tính theo giá trị danh nghĩa và thứ 5 tính theo sức mua tương đương cùng với ngân sách quân sự lớn thứ 7 trên thế giới, Nga đang thực hiện biện pháp răn đe hạt nhân đáng tin cậy đối với Mỹ, trong khi vẫn tiếp tục hiện đại hóa và hoàn thiện các lực lượng vũ trang của mình.
Tổng thống Nga V. Putin (trái) và Tổng thống Mỹ J. Biden tươi cười trong cuộc gặp thượng đỉnh ở Geneva ngày 16/6
Nga đã đối phó được với chủ nghĩa khủng bố ở Bắc Caucasus và đang tiến hành chiến dịch quân sự ở Syria. Nga cũng là nước xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ). Bất chấp cuộc 'ly hôn' với Ukraine vào năm 2014, các tổ hợp công nghiệp-quốc phòng của Nga vẫn đứng vững và tự đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Dù kể ra những thành tựu trên, tác giả Trenin thừa nhận Nga đang đối mặt với hàng loạt thách thức về kinh tế, tài chính, công nghệ và nhân khẩu học. Đặc biệt về kinh tế, Nga đã phải chịu đựng một loạt biện pháp trừng phạt do Mỹ và đồng minh áp đặt.
Bên cạnh đó, Nga vẫn chưa thể đa dạng hóa nền kinh tế và vẫn phải phụ thuộc nhiều vào xuất khẩ dầu khí. Nga cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng thiếu vốn đầu tư, làm cản trở sự tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Dù đã có những lời kêu gọi về loại bỏ vai trò của đồng USD, tác giả Trenin đánh giá, Nga buộc phải xây dựng quan hệ kinh tế đối ngoại trong một thế giới mà USD vẫn là đồng tiền thống trị toàn cầu.
Theo Đông Triều/Đất Việt
Nhận xét
Đăng nhận xét