CHUYỆN LỊCH SỬ ÍT AI BIẾT: MẤT CUBA NHƯNG MỸ VẪN AN ỦI VÌ CHIẾM ĐƯỢC GRENADA

Mối quan hệ giữa Mỹ và Cuba trong thời kỳ chiến tranh lạnh xấu tới đâu là điều ai cũng biết, tuy nhiên ít ai biết rằng Quân đội Mỹ và Cuba đã từng có một cuộc "so găng" tại Grenada một quốc đảo nhỏ nằm ở khu vực Caribe Nguồn ảnh: Wiki.



Cuộc xâm lược của Mỹ mang tên Chiến dịch Urgent Fury kéo dài trong hai tháng, từ tháng 10 tới tháng 12/1983. Quốc đảo Grenada nhỏ bé có diện tích chỉ 344 km vuông với dân số khoảng 100.000 người nằm cách Venezuela khoảng160 km về hướng bắc đã ngả theo Liên Xô và Cuba kể từ sau cuộc khủng hoảng chính trị từ cuối thập niên 70 khiến Mỹ cần phải can thiệp ngay lập tức trước khi sự việc đi quá xa. Nguồn ảnh: Wiki.



Xét về số lượng quân tham gia, đây là một cuộc chiến tranh khá nhỏ với quân số Mỹ chỉ khoảng 7300 quân và phía đối lập, Grenada chỉ có 1200 quân cùng với khoảng 1000 quân tới từ Cuba, Liên Xô, Triều Tiên, Đông Đức và Bulgaria. Ảnh: Sơ đồ cuộc tấn công của Mỹ nhắm vào quốc đảo Grenada. Nguồn ảnh: Wiki.



Cuộc tấn công của Mỹ chính thức bắt đầu từ ngày 25/10/1983. Với sự yểm trợ của lực lượng Không quân Hải quân Mỹ, sức kháng cự của quân đội Grenada gần như bị dập tắt ngay lập tức, phía bộ binh Mỹ lập tức đổ bộ, tấn công vào Grenada từ đất liền. Nguồn ảnh: Wiki.



Với quân số áp đảo, cuộc xâm lược của Mỹ diễn ra có phần khá dễ dàng khi sức kháng cự của liên quân Grenada diễn ra có phần khá yếu ớt. Nguồn ảnh: Wiki.



Cuộc chiến "nảy lửa" nhất trong chiến dịch quân sự này của Mỹ chủ yếu diễn ra ở khu vực sân bay Point Salines ở phía Nam của hòn đảo. Tại đây, các máy bay tầm thấp của Không quân Hải quân Mỹ đã vấp phải sự kháng cự khá mạnh với các súng phòng không 75 ly của lực lượng phòng không Grenada. Nguồn ảnh: Wiki.



Sau nhiều ngày chiến đấu và chịu tổn thất tại khu vực sân bay Point Salines, quân đội Mỹ đã chính thức chiếm được khu vực này và coi như đã hoàn toàn chiến thắng cả cuộc chiến. Việc còn lại của họ là giải quyết tàn quân Grenada đang lẩn trốn xung quanh hòn đảo. Nguồn ảnh: Wiki.



Một trong những vấn đề khá lớn của Mỹ khi đó chính là việc nơi đây đang có một lượng lớn các du học sinh và khách du lịch của nước này. Khoảng 2000 người đã rời khỏi Grenada trước khi chiến dịch nổ ra nhưng vẫn còn hàng nghìn người bị kẹt lại tại đây sau khi chiến dịch bắt đầu. Ảnh: Những người Mỹ ở Grenada chờ đợi di tản. Nguồn ảnh: Wiki.



Sân bay Point Salines bị lực lượng không quân Mỹ tấn công liên tục trong nhiều ngày trước khi thất thủ. Nguồn ảnh: Wiki.



Một khu doanh trại của Quân đội Grenada trước (ảnh trên) và sau khi bị dội bom (ảnh dưới). Nguồn ảnh: Wiki.



Tổng cộng trong chiến dịch quân sự kéo dài 2 tháng này, Mỹ có 19 lính thiệt mạng, 116 người bị thương. Nguồn ảnh: Wiki.



Trong khi đó phía Grenada có 45 người chết, 337 người bị thương. Ngoài ra, còn có 24 người Cuba thiệt mạng và một kho vũ khí lớn của Liên Xô bị rơi vào tay Mỹ. Nguồn ảnh: Defence.



Mặc dù cuộc tấn công của Mỹ được cho là đã ngăn chặn sự ảnh hưởng của Liên Xô lan rộng ở khu vực Caribe, xây dựng lại nền "dân chủ" cho Grenada nhưng đây vẫn được coi là cuộc tấn công vi phạm các điều khoản của Liên Hiệp Quốc, ngay cả đồng minh của Mỹ là Canada và Anh cũng lên án hành động này. Nguồn ảnh: Aljaz.



Tuy nhiên, khi xung đột tại Grenada kết thúc cả phía Mỹ lẫn phía Cuba đều không đề cập tới các binh sĩ Cuba và một số nước đồng minh tại Grenada khi giao tranh nổ ra. Và theo nhiều nhận định cho rằng, họ đã kịp di tản trước khi Quân đội Mỹ nổ những phát súng đầu tiên vào Grenada. Nguồn ảnh: Politico.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VỢ CHỒNG GIÀ BỎ CHÂU ÂU VỀ ĐÀ NẴNG HƯỞNG NHÀN

LOẠT ẢNH TUYỆT ĐẸP VỀ SÀI GÒN THẬP NIÊN 1960

KARAOKE MÀ KHÔNG CÓ "CÁI ĐÓ" LẤY GÌ ĂN?