CHIẾN LỢI PHẨM F5 CỦA VN TỪ NĂM 75 SẼ ĐƯỢC TÁI SỬ DỤNG?
Tín hiệu từ Mỹ và chiến đấu cơ F-5 Việt Nam có thể tái xuất trên bầu trời?
Theo tạp chí Jane's, Mỹ đang xem xét sản xuất các linh kiện cần thiết cho dòng máy bay chiến đấu F-5 Tiger II được chế tạo từ những năm 1960-1970.
"Văn phòng chương trình máy bay đã được chứng minh đặt căn cứ Hill dự kiến sẽ trao một hợp đồng mua sắm các bộ phận độc nhất tiêm kích F-5 cho nhà sản xuất đủ tiêu chuẩn. Các bộ phận phải được sản xuất mới chứ không phải là từ các nhà cung cấp hậu mãi", nguồn tin cho hay.
Tổng cộng có khoảng 1.771 bộ phận đã được yêu cầu, dù Không quân Mỹ không tiết lộ cụ thể. Hiện Northrop Gumman - nhà sản xuất F-5 trong quá khứ là ứng cử viên cao nhất. Trên thế giới hiện đang duy trì hoạt động của khoảng 1.000 chiếc F-5.
Chiến đấu cơ F-5
Việc Mỹ tái sản xuất linh kiện tiêm kích F-5 thời những năm 1970 là cơ hội vàng cho Việt Nam hồi sinh dòng máy bay chiến đấu Mỹ từng phục vụ tích cực suốt những năm 1980. Theo ước tính, thời điểm sau khi giải phóng Sài Gòn, Không quân Nhân dân Việt Nam đã thu được tổng cộng 87 tiêm kích F-5A/B Tiger cùng với 27 chiếc F-5E/F Tiger II từ tay Không lực Việt Nam cộng hòa. Điều rất đáng chú ý là số F-5 chiến lợi phẩm này đều là hàng vừa được lắp ráp, chiếc ít nhất mới có 9 giờ bay trong khi nhiều nhất chỉ là 24 giờ hoạt động trên bầu trời.
Tuy nhiên kể từ giữa thập niên 1980, do thiếu phụ tùng thay thế mà toàn bộ phi đội F-5 của Việt Nam buộc phải ngừng hoạt động và rút khỏi lực lượng chiến đấu. Hiện tại Israel đã tiến hành nâng cấp những chiếc F-5 lên chuẩn F-5T Tigris, nếu Việt Nam cũng nâng cấp số máy bay đang lưu cất lên chuẩn này, sức mạnh của không quân Việt Nam tăng lên đáng kể, những chiếc F-5T Tigris có sức chiến đấu còn vượt cả F-16A/B Block 15, chúng hoàn toàn có thể thay thế, lấp chỗ trống của MiG-21 để lại.
Nhận xét
Đăng nhận xét