7 BỨC ẢNH NỔI TIẾNG ĐƯỢC CHỤP TRƯỚC KHI THẢM KỊCH XẢY RA

Rùng mình với 10 bức ảnh chụp trước khi thảm kịch xảy ra

Một số bức ảnh nổi tiếng trên thế giới chứa đựng những câu chuyện hết sức bi thương.


Đây là nụ cười của 7 nhà du hành vũ trụ khi họ lên bệ phóng của tàu con thoi Challenger vào ngày 28/1/1986. 73 giây sau khi rời khỏi mặt đất, con tàu đã nổ tung, khiến toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng. Vụ tai nạn được xem là thảm kịch đen tối nhất lịch sử NASA. "Trong lịch sử, chúng ta chưa bao giờ phải trải qua thảm kịch nào đau đớn thế này. Tôi xin chia buồn với gia đình, người thân của 7 phi hành gia tài năng...", Tổng thống Ronald Reagan nói.


Một nhiếp ảnh gia đã chụp được bức tường tro bụi khổng lồ khi núi lửa St Helens phun trào. Đây được coi là núi lửa hoạt động mạnh nhất trong số 12 núi lửa còn hoạt động của Cascade Range - dãy núi lửa kéo dài từ bang Califonia đến bang Washington. Mặc dù vậy, người này đã chết trong lúc bảo vệ cuộn phim chụp ảnh.


Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia nghiệp dư John Gilpin chụp khoảnh khắc đau thương về cậu bé Keith Sapsford, 14 tuổi, rơi từ độ cao 60m xuống mặt đất dẫn đến tử vong. Sau khi được xuất bản, bức ảnh nhanh chóng gây chấn động dư luận những năm 1970. Sự việc đau lòng này xảy ra khi Sapsford trốn lên một máy bay của một hãng hàng không Nhật Bản trong hành trình đi từ Sydney (Australia) đến Tokyo (Nhật Bản). Do trốn trong bánh máy bay nên khi cất cánh cậu bé bị rơi ra khỏi máy bay và tử nạn.


Tấm ảnh hai cha con  này chụp ngày 15/8/1998 tại thành phố Omagh, Ireland. Sau đó vài phút, chiếc xe màu đỏ phía sau họ đã phát nổ, tước đi sinh mạng của 29 người gần đó và làm 220 người khác bị thương. Rất may mắn là 2 cha con người đàn ông trong tấm ảnh vẫn sống sót nhưng người đã chụp bức ảnh thì không.


Đây là bức ảnh cuối cùng của các thành viên câu lạc bộ bóng bầu dục "Old Christians" trong chuyến bay 571 Uraguay tới Chicago, Mỹ trước khi đâm vào đỉnh Vô danh và rơi xuống vùng núi Andes vào ngày 13/10/1972. Sống trên đỉnh núi vào mùa đông lạnh lẽo này, các nạn nhân không có thức ăn. 72 ngày sau, chỉ còn 16 người sống sót và được giải cứu. 


Vào năm 2016, một cậu bé 4 tuổi đã rơi xuống chiếc kênh xung quanh nơi sinh sống của chú khỉ Gorilla Harambe. Ngay sau đó, một viên cảnh sát dùng súng bắn chết Harambe. Tuy nhiên chuyên gia hành vi động vật người Australia cho rằng con khỉ đột bị bắn chết ở vườn thú Mỹ không có ý định làm tổn hại tới cậu bé đang ôm trong tay.


Phía sau cặp đôi chính trong bức ảnh là Ayano Tokumasu, nữ sinh viên người Nhật Bản. Cô gái trẻ đã mất thăng bằng và ngã xuống thác Niagara tử vong ngay sau khi bức ảnh này được thực hiện.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VỢ CHỒNG GIÀ BỎ CHÂU ÂU VỀ ĐÀ NẴNG HƯỞNG NHÀN

LOẠT ẢNH TUYỆT ĐẸP VỀ SÀI GÒN THẬP NIÊN 1960

KARAOKE MÀ KHÔNG CÓ "CÁI ĐÓ" LẤY GÌ ĂN?