GIẬT MÌNH TRƯỚC LỐI LÀM ĂN THUA LỖ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL (QUÂN ĐỘI VN)
Ảo vọng chiến lược toàn cầu của Viettel đang đẻ ra khoản nợ 33.500 tỷ cho dân è cổ gánh?
Sau khi đã xuất hiện “rất nhiều Viettel” ở trong nước như phấn đấu của một vị tướng quân đội, Viettel tiếp tục vươn dài tham vọng của mình tiến ra thị trường quốc tế với khát vọng tăng cường thu nhập cho quốc phòng (hay cho các tướng lĩnh làm kinh tế). Sau 4 năm đầu tư ra nước ngoài, con cưng quân đội trở về như một “thương binh liệt sĩ” đối chọi không nổi với các thương hiệu tai to mặt lớn ở nước ngoài, mang trên mình toàn những “vết lỗ” khủng: năm 2016 lỗ hơn 3.400 tỷ, năm 2017 lỗ tiếp 481 tỷ nữa. Cái tuyên bố oanh oanh liệt liệt năm nào “sẽ là một tập đoàn công nghệ viễn thông toàn cầu” nay còn đâu?
Cái tuyên bố oanh oanh liệt liệt năm nào “sẽ là một tập đoàn công nghệ viễn thông toàn cầu” nay còn đâu?
Dẫu biết việc Viettel tiến công ra nước ngoài là một điều đáng khuyến khích, thế nhưng cần phải biết “liệu sức mình”, nếu không sẽ ôm quả đắng rất nặng nề. Thật vậy, khi đem quân ra đánh xứ người, Viettel đã lộ rõ năng lực còn đầy khiếm khuyết của mình. Bức tranh tài chính năm 2017 của Viettel hiện rõ mảng màu xám: tổng nợ phải trả lên đến hơn 33.500 tỷ đồng, trong đó các khoản vay ngắn hạn và dài hạn lên đến 19.800 tỉ đồng khiến tỉ lệ nợ trên tổng tài sản đã lên đến 64%. Không hề sáng sủa như bấy lâu nhiều người ảo tưởng.
Mới năm ngoái, khi Viettel Global bị rò rỉ khoản nợ lên tới 22.000 tỷ khi lấn sân ra nước ngoài, dư luận đã đặt câu hỏi: liệu con số đó có dừng lại? Và giờ Viettel Global một lần nữa chứng tỏ năng lực làm kinh tế “lỗi lạc” của mình khi mang nâng tổng nợ phải trả lên tới 33.500 tỷ ném vào mặt dân.
Khoản lỗ 481 tỷ năm 2017 so với 3.400 tỷ năm 2016 của Viettel Global có đáng là bao? Nhưng nếu đem 481 tỷ ra để so sánh với nhiều thứ khác sẽ thấy nó giá trị lớn nhường nào. Nó tương đương với gần 1.000 căn nhà tình thương, có thể đổi ra thành 2.500 cây cầu dân sinh, loại 200 triệu/ cầu. Nó ngang với 32.000kg gạo loại tốt để cứu trợ người nghèo và 5 triệu cuộc phẫu thuật mổ mắt nhân đạo… Đấy, lỗ 481 tỷ là chúng ta đã mất đi rất nhiều cơ hội góp phần cho đất nước “bớt nghèo” đi rồi đấy!
Và sở dĩ khoản lỗ năm nay ít hơn năm trước cũng không phải vì tín hiệu kinh doanh lạc quan mà bởi Viettel Global TÍCH CỰC THU HỒI CÁC KHOẢN PHẢI THU, nên… bớt lỗ! Tuy nhin, so với các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài thua lỗ nặng, khoản lỗ của Viettel Global khá tiêu biểu.
Các khoản lỗ của Viettel Global từng được hãng biện bạch rằng: do các nước này bứt neo tỷ giá hối đoái và lạm phát! Đây là lỗi hết sức sơ đẳng mà một tập đoàn lớn như Viettel đáng ra không nên để bị dính vào. Chẳng nhẽ trước khi xâm nhập vào thị trường, Viettel không nhận biết được vấn nạn lạm phát tràn lan đang xảy ra triền miên ở các quốc gia Châu Phi? Chưa kể, những thị trường mà Viettel vươn chân rết, hoặc là xa xôi, nghèo nàn, và là các quốc gia không có tranh chấp quyền lợi về kinh tế, biển đảo nên dễ dàng nhận được quyền đầu tư mà còn làm ăn thua lỗ, liệu đến những nơi khác, hệ quả sẽ đắng ngắt đến thế nào?
Đường đến ấy con quá xa vời?
Còn đối với hai thị trường mà Viettel tự tin là am hiểu sâu sắc như Campuchia và Lào, Viettel đổ lỗi cho “do thiếu nhân sự giỏi, trình độ luật pháp của nước sở tại kém đã khiến những khoản lỗ vì thế tăng cao”. Tự nhận mình thiếu nhân sự giỏi, tức là Viettel đang tự “vả vào mặt mình”. Còn về pháp luật, rõ ràng Viettel đã không chuyên tâm tìm hiểu kỹ chế tài rất gắt gao của Campuchia để rồi tự gây bất lợi cho chính mình, thậm chí có thể chết mòn bởi nạn tham nhũng nặng nề đang tồn tại nơi đây.
Cuộc chơi viễn thông đã không hề còn là trò chơi đơn giản như trước kia. Nếu như xưa chỉ cần giở chiến thuật “giảm giá cước” là có thể thu hút được khách hàng, thì nay gói cước dịch vụ viễn thông trên toàn cầu đang chạm đáy vì các dịch vụ cộng thêm như Fintech, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn (Big Data), giải trí trực tuyến… mới là phân khúc màu mỡ mang lại tỉ suất lợi nhuận cao. Một tập đoàn mà ngay ở những thị trường dễ dãi còn không làm nên trò trống gì, thì liệu có thể thích nghi được trước những thách thức như vậy không?
Theo ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch Công ty Tư vấn Left Brain Connectors, một thương hiệu muốn đi ra thế giới thì nên hội tụ đủ 3 yếu tố quan trọng.
Thứ nhất, doanh nghiệp phải chứng minh đó là thương hiệu mang tầm quốc gia, tức phải thành công ở thị trường nội địa, được người tiêu dùng trong nước đón nhận. Nghiễm nhiên tại thị trường trong nước Viettel đang rất ăn nên làm ra, nhưng lại không phải nhờ tài cán kinh doanh mà hoàn toàn ỷ lại vào cái bóng mang tên “quân đội”. Một doanh nghiệp được trao quá nhiều ưu đãi: không phải thuê đất làm mặt bằng, trụ sở, thiết bị thì toàn sản phẩm Trung Quốc giá rẻ chất lượng kém (Huawei, ZTE, Lenovo,…), muốn thu hồi đất làm dự án chỉ cần hô một tiếng là có người bên Bộ Quốc phòng đứng ra thị uy buộc dân trả đất (vụ Đồng Tâm) thì bảo sao không làm ăn lãi lớn? Vậy có được xem là thành công ở thị trường nội địa không?
Thiết bị thì toàn sản phẩm Trung Quốc giá rẻ chất lượng kém (Huawei, ZTE,..)
Thứ hai, nó đại diện cho thế mạnh quốc gia, bởi thế mạnh quốc gia sẽ giúp tạo ra sự khác biệt. Với Việt Nam thế mạnh quốc gia chính là nông, ngư nghiệp và dịch vụ như du lịch, và hiển nhiên viễn thông không phải là điển mạnh của chúng ta. Đây là thế mạnh của Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Ấn Độ với những tên tuổi lớn như AT&T, Vodafone, Telefónica, Airtel… Viettel khó lòng nào mà đối đầu lại các “con hổ dũng mãnh” này.
Thứ ba, cần có sự hậu thuẫn của Chính phủ để doanh nghiệp có thể đi ra khu vực và thế giới. Đây rõ ràng là một lợi thế lớn của Viettel dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của quân đội, thế nhưng như chúng ta thấy dù được hậu thuẫn rất mạnh thế nhưng kết quả kinh doanh của Viettel vẫn chưa mấy khả quan là mấy. Chưa kể, ngoài tiềm lực tài chính, một doanh nghiệp cần phải có hoạt động nghiên cứu và phát triển thì mới đảm bảo được tính bền vững. Viettel thì sao, sản phẩm thì toàn nhập khẩu hàng kém chất lượng có xuất xứ Trung Quốc: Huawei, ZTE, Lenovo,… Với những thiết bị đầy lỗ hổng, backdoor, liệu Viettel có được chào đón ở nước bạn?
Một thông tin ngoài lề còn cho biết, hiện Viettel Global đã sát nhập vào Viettel Telecom. Phải chăng tình hình kinh doanh bê bát của Viettel Global đã dẫn tới hệ quả như vậy?
Với kiểu kinh doanh mà “Bỏ 10, thu 1” như vậy thì phải tốn bao nhiêu ngân sách nhà nước (tiền thuế từ dân) mới đủ để bù lỗ cho Viettel? Nếu trong tương lai có thêm “nhiều Viettel nữa”, toàn lực lượng quân đội đều xung phong tham gia làm kinh tế, thì liệu có đóng góp được gì cho GDP của đất nước, hay đang đè thêm gánh nặng cho những người dân Việt đang è cổ nuôi “tham vọng hão huyền” của con cưng quân đội Viettel.
(Nhịp cầu đầu tư / CafeF)
Nhận xét
Đăng nhận xét