MỸ HAY IRAN TẤN CÔNG TÀU DẦU? TẠI SAO MỸ KHÔNG DÁM TRẢ ĐŨA?
Tàu dầu bị tấn công: Mỹ bị đồng minh chơi đểu ở eo biển Hormuz hay sự cay cú của chú SAM?
Như đã biết, trên vịnh Hormuz đã liên tiếp xảy ra 2 vụ tấn công vào 6 tàu chở dầu thì tất cả những vụ đó, Iran đều bị Mỹ cáo buộc là chủ mưu, thủ phạm.
Hải quân Iran diễn tập bắn đạn thật. Ảnh minh họa.
Vụ việc xảy ra, dư luận thế giới tập trung nghi ngờ vào 3 thủ phạm:
1. Mỹ: Mỹ muốn tạo ra nguyên cớ đổ tội cho Iran kiểu như sự kiện Vịnh Bắc Bộ để tấn công Iran.
2. Các quốc gia đồng minh của Mỹ như Israel, Arabia Saudi, UAE muốn kích động Mỹ ra tay với Iran.
3 Iran cảnh báo đóng cửa eo biển Hormuz.
Và họ, các nhà bình luận, phân tích, dư luận thế giới…thiên về thủ phạm Mỹ và đồng minh Mỹ hơn là Iran…
Nhưng, nghĩ khách quan và biện chứng một chút… thì chưa hẳn sự cáo buộc của Mỹ vào Iran là sai, vì Mỹ không có được bằng chứng nên nói không ai nghe, lại còn bị nghi oan nữa, chứ thực ra Iran cũng không phải là dạng vừa đâu…
Tại sao không phải là Mỹ và đồng minh?
Nhiều bài phân tích về 2 tàu chở dầu trên vịnh Oman bị tấn công, và chứng tỏ rằng tàu bị tấn công không phải bằng ngư lôi hay vấp phải thủy lôi là có cơ sở khoa học không thể chối cãi.
Phán đoán của cá nhân tôi là các con tàu này bị cài đặt mìn. Vì khi tàu bị nổ gây cháy thì thay vì dập lửa… toàn bộ thủy thủ được lệnh sơ tán rời tàu ngay và luôn, mặc cho con tàu đang cháy và có thể chìm, mà không đúng với truyền thống hàng hải, với thủy thủ.
Tại sao? Chỉ khi người ta dự đoán con tàu sẽ nổ tung bất cứ lúc nào thì rời tàu là biện pháp an toàn cấp bách. Nguy cơ đó chỉ có thể do những quả mìn hẹn giờ hay được kích hoạt bằng vệ tinh gây ra mà thôi.
Vấn đề là những quả mìn đó cài đặt ở đâu, tại cảng nào, vị trí nào trên tàu, bao nhiêu quả, ai là thủ phạm thì chúng ta, tất nhiên, không biết, Mỹ cũng không biết…
Nói rằng Mỹ khiêu khích để gây ra cớ như sự kiện vịnh Bắc Bộ… để tấn công Iran là không hợp lý, không logic bởi 2 điểm sau đây:
Thứ nhất, Mỹ không muốn chiến tranh với Iran hay thậm chí Mỹ chưa sẵn sàng cho đòn tấn công quân sự vào Iran.
Eo biển chiến lược Hormuz.
Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố rằng, Mỹ không muốn chiến tranh với Iran nhưng nếu Iran tấn công vào đồng minh Mỹ, lợi ích quốc gia Mỹ thì Iran sẽ kết thúc.
Thế nhưng, nếu Mỹ là thủ phạm thì sau khi gây ra, Mỹ phải ngay và luôn tấn công công Iran chứ, đằng này Mỹ vẫn im lặng, chỉ điều động thêm một khu trực sang "hiện trường" thì chẳng là gì.
Mặt khác, nếu Mỹ muốn thì chỉ "cái lọ màu trắng", Mỹ vẫn tấn công vào một quốc gia khác đó thôi… thì việc gì gây ra cớ rồi để cho qua.
Thứ hai là đồng minh, cụ thể là Israel, nhà Saudi hay UAE muốn đẩy Mỹ vào lửa? Không thể, ít nhất là thân cận như Israel, Saudi đều hiểu và biết hành động của Mỹ với Iran đến đâu và với Mỹ thì nên nhớ "cái đầu không thể bị chỉ huy bởi cái đuôi".
Như vậy, mục tiêu, ý nghĩa chiến thuật, chiến lược của việc tấn công vào tàu dầu, trạm bơm đường ống của Mỹ (và đồng minh) là không có sự thôi thúc, không rõ ràng, chỉ có hại mà không có lợi. Do đó, ít nhất Mỹ không là thủ phạm, hoặc có thể bị đồng minh chơi đểu.
Tại sao là Iran?
Thế nhưng, xét về mục tiêu và ý nghĩa chiến lược của các đòn tấn công này Iran là thủ phạm thì logic hơn.
Về động cơ: Vào giữa năm 2018, sau khi TT Trump bắt đầu trừng phạt xuất khẩu dầu của Iran, Tehran cảnh báo: "Nếu Iran không thể xuất dầu, không ai ở Trung Đông sẽ làm được".
Vào cuối tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Iran Rouhani đã nhắc lại cảnh báo này: "Nếu một ngày nào đó họ muốn ngăn chặn việc xuất khẩu dầu của Iran, thì sẽ không có dầu nào được xuất khẩu từ Vịnh Ba Tư".
Vị trí được cho là bị gài mìn trên 1 trong 2 tàu mới bị tấn công gần đây.
Rõ ràng thông điệp của Tehran là Iran sẽ ngăn chặn mọi xuất khẩu dầu của các quốc gia vùng vịnh qua eo biển Hormuz và thông điệp đó được nhấn mạnh hơn khi không chỉ tàu dầu bị tấn công mà 2 trạm bơm dầu đường ống chính của Arabia Saudi muốn đi tắt quả Biển Đỏ cũng bị tấn công.
Về tình thế, trước và sau khi thời hạn 60 ngày của EU đã hết, Iran bị áp lực cực mạnh của Mỹ. Tuy nhiên, do Tehran nhận thức được rằng, Mỹ sẽ không dám, hoặc không thể tấn công Iran, ít nhất trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, cho nên, Tehran không ngồi nhìn, họ phản công Mỹ bằng cách gây áp lực lại với Mỹ.
Đó, Iran thách thức đến an ninh hàng hải ở eo biển Hormuz đấy, Mỹ ngăn cản đi. Iran tấn công tàu dầu đấy, dù không có vật chứng, bằng chứng nhưng động cơ, hành vi rõ ràng, Mỹ làm gì với Iran đi… Đáng tiếc là Mỹ chưa làm được gì, không thể làm gì trong khi đã tuyên bố gay gắt nên khiến Mỹ bị áp lực ngược trở lại…
Một hành động chiến thuật tạo ra một hiệu ứng lớn về chiến lược, sách lược khôn ngoan của Tehran, đã đưa Washinhgton vào thế một "con rắn tự nuốt đôi của mình".
Tàu hải quân Iran tiếp cận 1 trong 2 tàu dầu bị tấn công.
Đó là, Mỹ tuyên bố Iran là thủ phạm, có nghĩa là phải tấn công Iran; Iran không là thủ phạm thì Mỹ là thủ phạm, gây cớ xong rồi thì phải tấn công…nhưng than ôi, Mỹ chưa muốn, không muốn và có thể không dám làm việc đó bởi không thể không nghe lời cảnh báo của chính giới Mỹ: "Iran là MẸ của các bãi lầy, Syria, Afganistan là chuyện nhỏ".
Khi cả hai cùng leo thang đến miệng hố chiến tranh mà không ai dám nhảy xuống thì 2 bên sẽ đàm phán với nhau để xuống thang.
Tổng thống Trump đang gây áp lực lớn với Iran và đang ngồi chờ nghe điện thoại từ Tehran, nhưng Iran đâu phải Iraq hay Lybia, Tehran cũng đang gây áp lực lớn trở lại với Mỹ và ngồi nghe điện thoại từ Washington nhưng không phải để đàm phán lại JCPOA và 12 yêu cầu của TT Trump…
Rõ ràng, nếu Iran là thủ phạm cho các đòn tấn công tàu dầu, trạm bơm dầu vừa qua thì thông điệp đó sẽ là:
1. Nếu Mỹ muốn xuất khẩu dầu Iran về 0 thì các quốc gia xuất khẩu dầu qua eo biểm Hormuz (cả lối đi tắt bằng đường ống) cũng về "Mo" hết.
2. Có vẻ như Iran khiêu khích mời Mỹ tấn công nhưng hổng phải, Tehran thừa biết khả năng Mỹ chưa thể hoặc không thể tấn công nên đây là đòn gây áp lực mạnh trở lại với Mỹ của Iran nhằm để hai xuống thang "nghe điện thoại của nhau".
Vì vậy, nếu chỉ thế thôi, nếu như Mỹ chưa ra tay tấn công Iran thì quả thật vụ việc các tàu dầu, trạm bơm dầu bị tấn công đều có dấu vân tay của Iran.
Nhận xét
Đăng nhận xét