NHỮNG BIỆN PHÁP NGA SẼ PHẢN ĐÒN TRỪNG PHẠT MỸ

Kế hoạch tăng cường trừng phạt Moskva của Washington đang làm dấy lên các cuộc tranh luận gay gắt ở cả hai nước xem quốc gia nào sẽ thiệt hại nhiều hơn.



Các miếng titan trong lọ thủy tinh

Mỹ từng tuyên bố sẽ nhắm mục tiêu vào hàng hóa an ninh nhạy cảm xuất khẩu sang Nga, dừng các chuyến bay của hãng hàng không Aeroflot của Nga sang Mỹ và có thể đi xa đến mức cấm tất cả mặt hàng xuất khẩu của Mỹ sang Nga.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, các biện pháp đề xuất trên được cho là hình phạt trước cáo buộc Nga dùng chất độc thần kinh đầu độc hai cha con cựu điệp viên hai mang Skipral – một cáo buộc mà từ trước đến nay Nga luôn phủ nhận và nhiều lần kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế khách quan.

Ngay lập tức, các nhà lập pháp Nga cảnh báo quốc gia này sẽ tiến hành đáp trả các đòn trừng phạt mới bằng hành động trả đũa tương tự nhắm vào một số lĩnh vực hợp tác nhạy cảm song phương.

Dưới đây là một số biện pháp trả đũa tiềm năng mà Moskva có thể triển khai khiến nước Mỹ tổn hại.

Kim loại Titan



Kim loại titan của Nga được dùng trong việc chế tạo các linh kiện cho máy bay Mỹ. Ảnh: RT

Trong trường hợp hai bên tiếp tục trả đũa nhau với các phương án trừng phạt toàn diện, Chính phủ Nga có thể áp đặt lệnh cấm hoặc một số hạn chế khác về xuất khẩu titan sang Mỹ. Công ty sản xuất độc quyền titan Nga VSMPO-Avisma là nơi cung cấp 1/3 titan cho ngành công nghiệp máy bay thế giới, tương ứng 70% sản phẩm cho thị trường toàn cầu. Tập đoàn Avisma cung cấp 40% titan cho nhà sản xuất Boeing và 60% cho Airbus.

Việc thay thế titan của Nga được coi là chuyện không thể đối với nhà sản xuất máy bay Boeing. Ý tưởng nghiên cứu đưa titan vào các ngành công nghiệp tại Mỹ và Liên Xô bắt đầu từ những năm 1950. Tuy nhiên, chỉ có Nga mới thành công trong việc sản xuất các hợp kim titan chất lượng cao.

Không chỉ có vậy, sử dụng các vật liệu khác cũng không phải là một lựa chọn lý tưởng cho nhà sản xuất Boeing. Titan có ưu thế vượt trội so với các kim loại khác. Công việc chế tạo máy bay đòi hỏi phải sử dụng các vật liệu có thể chịu được áp lực lớn của chuyến bay ở độ cao lớn, cũng như tiếp xúc liên tục với các nguyên tố.

Trước đây, máy bay được làm từ thép. Tuy nhiên, với những vật liệu mới nhẹ hơn, bền hơn, người ta sử dụng chúng để kéo dài tuổi thọ của máy bay và giúp tiết kiệm năng lượng hơn. Titan cứng như thép nhưng nhẹ hơn 45%. Nó có thể chịu được thời gian dài tiếp xúc với nước muối trong không khí trên biển. Độ bền của titan làm cho hợp kim này khó hàn, khiến giá thành cao hơn so với thép và nhôm.

Không phận

Nằm ở vị trí chiến lược giữa châu Âu và châu Á, Nga có thể áp đặt mức thuế cao hơn cho việc sử dụng không phận đối với tất cả các máy bay chở khách và vận tải của Mỹ, hoặc có thể cấm các chuyến bay của Mỹ hoàn toàn không được phép bay qua không phận của nước này.

Điều đó dẫn tới kết quả các hãng vận tải Mỹ buộc phải trả mức thuế cao hơn hoặc chọn các đường bay thay thế khác. Nhưng việc mất các tuyến đường bay từ châu Âu sang châu Á đi qua Nga cũng đồng nghĩa với việc để thua trong cuộc cạnh tranh với các hãng hàng không châu Âu và châu Á.

Bên cạnh đó, nếu như các máy bay của Mỹ buộc phải bay vòng qua quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, điều này sẽ làm chi phí nhiên liệu tăng đáng kể.

Dù đối phó bằng cách nào đi chăng nữa, các hãng máy bay vận tải Mỹ sẽ chịu tổn thất về tài chính nặng nề, từ đó kéo theo thảm họa cho ngành hàng không Mỹ.

LNG & các loại năng lượng khác

Việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các sản phẩm năng lượng khác của Nga cũng có thể bị đề xuất cấm. Theo báo cáo của Nga, xuất khẩu dầu và hóa dầu sang Mỹ chiếm 8 tỷ USD, chỉ bằng 4,6% tổng xuất khẩu năng lượng của Nga. Mặc dù lệnh cấm cũng phần nào ảnh hưởng tới các nhà sản xuất năng lượng của Nga, song những ông chủ này có thể dễ dàng tìm kiếm bên mua tại các quốc gia châu Á.

Tuy nhiên, lệnh cấm năng lượng sẽ là một câu chuyện khác cho Mỹ - quốc gia đang cố gắng trở thành một người chơi chính trong cuộc đấu xuất khẩu năng lượng.

Không thể sản xuất đủ phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; không có đủ tàu chở dầu LNG, Mỹ sẽ bán lại LNG của Nga cho các nước châu Âu. Nếu Nga cắt giảm nguồn cung cấp năng lượng, kế hoạch trở thành nước xuất khẩu năng lượng lớn của Mỹ buộc bị gián đoạn.

Các công ty của Mỹ tại Nga

Bất chấp mối quan hệ giữa Moskva và Washington đang ngày càng đi xuống, nhiều tập đoàn Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động ở Nga mà chưa đối mặt với sự can thiệp từ Chính phủ Nga.

Để trả đũa cho bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào từ Mỹ, Nga có thể gây khó khăn cho các tập đoàn như PepsiCo, Procter & Gamble, McDonald's, Boeing, Mondelez International, General Motors, Johnson & Johnson, Cargill, Alcoa, General Electric và nhiều công ty khác. Vào tháng 8/2014, Cơ quan giám sát người tiêu dùng của Nga đã đóng cửa bốn nhà hàng McDonald's ở trung tâm Moskva vì "vi phạm hành chính", dẫn tới cuộc điều tra hơn 430 cửa hàng của Nga.

Trái lại, có rất ít công ty của Nga hoạt động tại Mỹ. Washington sẽ thấy khó khăn khi thực hiện các lệnh trừng phạt tương tự.

Động cơ tên lửa Nga



Nguồn cung động cơ tên lửa RD-180 được xem là một trong những quân át chủ bài của Nga nhằm trả đũa các lệnh cấm vận của Mỹ. Động cơ này rất quan trọng đối với chương trình không gian của Mỹ. Cụ thể, NASA và Lầu Năm Góc sử dụng chúng trong giai đoạn khởi động vệ tinh. Nỗ lực ngừng mua động cơ của Nga gặp thất bại khi Mỹ không thể sản xuất một giải pháp thay thế trong nước.

Động cơ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho tên lửa Atlas V. Ngoài động cơ RD-180, Mỹ còn mua RD-181 của Nga. Động cơ RD-181 được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các tên lửa Antares đưa tàu chở hàng Cygnus đến trạm vũ trụ quốc tế (ISS) của NASA. Đầu tuần trước, một nhà lập pháp cấp cao của Nga đề xuất Moskva thể cấm bán RD-180 làm biện pháp trả đũa.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VỢ CHỒNG GIÀ BỎ CHÂU ÂU VỀ ĐÀ NẴNG HƯỞNG NHÀN

LOẠT ẢNH TUYỆT ĐẸP VỀ SÀI GÒN THẬP NIÊN 1960

KARAOKE MÀ KHÔNG CÓ "CÁI ĐÓ" LẤY GÌ ĂN?