NHỮNG BỨC ẢNH NGƯỜI MỸ KHÔNG MUỐN XEM
Những bức ảnh đã có từ lâu, người Mỹ lớn tuổi kinh qua chiến tranh VN không muốn xem còn thế hệ trẻ Mỹ chắc chẳng biết vì nhiều lý do chỉ có người miền Nam VN của ngày ấy ngậm ngùi suy nghĩ...
Sức mạnh của lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam đã được thể hiện qua việc bắn hạ hàng nghìn máy bay Mỹ, bắt giữ một số lượng lớn phi công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các phi công Mỹ bị bắt giữ trong Chiến tranh Việt Nam đều được hưởng chính sách nhân đạo, phía Việt Nam đã thực hiện đúng các điều khoản đối xử với tù binh như trong Công ước Geneve. Nguồn ảnh: Uncensor.
Bức ảnh huyền thoại với hình ảnh "O du kích nhỏ dương cao súng/thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu". Nguồn ảnh: Misplace.
Phần lớn các phi công Mỹ bị bắt làm tù binh đều bị bắn trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Tất cả họ đều được đưa thẳng đến nhà tủ Hỏa Lò, nơi các tù binh Mỹ gọi đùa là " ". Nguồn ảnh: Beyond.
Tuy nhiên cũng có không ít phi công Mỹ bị bắn rơi ở Lào, Campuchia từ cuối những năm 60. Do chính phủ Mỹ phủ nhận việc có hoạt động quân sự tạo Lào và Campuchia nên họ đã không nhận lại các phi công Mỹ bị bắn hạ ở hai nước này trong những đợt trao đổi tù binh. Chính vì Mỹ không chịu nhận nên những phi công này thường bị áp tải từ Lào, Campuchia ra tận Hà Nội bằng... đường bộ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phi công Mỹ John McCain (sau là thượng nghị sĩ) nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch sau khi bị bắn hạ. Xung quanh ông là các thanh niên Hà Nội đang bơi ra giữa hồ "tóm giặc lái". Nguồn ảnh: Wiki.
Khách sạn Hilton Hà Nội, nơi giam giữ gần 600 phi công Mỹ. Vị "khách" đầu tiên của khách sạn này là Đại tá Không quân Mỹ Floyd James Thompson. Ông bị bắt giữ tại Hòn Gai, Quảng Ninh từ ngày 26/3/1964, được trao trả vào ngày 16/3/1973, thiếu 10 ngày nữa là vừa tròn chín năm. Viên phi công này cũng là tù binh chiến tranh bị giam cầm lâu nhất trong lịch sử Quân đội Mỹ, tới nay vẫn chưa có ai phá được "kỷ lục" này của ông. Nguồn ảnh: Life.
Khi bị bắn hạ, các phi công Mỹ thường chỉ nhảy dù khi không thể điều khiển được máy bay nữa. Trong nhiều trường hợp máy bay của họ bị mất điều khiển khi đang bay thẳng ra biển họ vẫn nhất quyết không chịu nhảy dù để chịu cảnh tù binh. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Một du kích Việt Nam đang chăm sóc vết thương cho phi công Mỹ vừa tiếp đất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam luôn được hưởng "ưu đãi" rất tốt từ Quân giải phóng. Họ có tiêu chuẩn ăn tốt hơn quân đội ta, được chăm sóc y tế rất thích đáng. Nguồn ảnh: Olive.
Một phi công có lẽ đã bị bắt khi vừa chạm đất, anh ta còn chưa kịp cởi bộ đồ bay trên người. Nguồn ảnh: History.
Một phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam thậm chí còn bị bắt khi chưa kịp cởi... mũ bảo hiểm. Nguồn ảnh: Reddit.
Bên trong nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Các phi công Mỹ đã đặt cho nơi này rất nhiều biệt danh, từ "Hilton Hà Nội" cho tới "Broken Heart Hotel" (tên một bài hát nổi tiếng ở Mỹ thời bấy giờ, tạm dịch là "khách sạn Trái tim tan vỡ"). Nguồn ảnh: Pinterest.
Chỉ khi máy bay sắp sửa rơi xuống đất, những viên phi công này mới chịu bỏ cuộc và nhảy dù. Nguồn ảnh: Honor.
Một phi công Mỹ trở về trong vòng tay chào đón của gia đình sau khi hiệp định Paris được ký kết, Mỹ chính thức rút hoàn toàn quân đội khỏi Việt Nam năm 1973. Nguồn ảnh: Wartales.
Tổng cộng đã có 591 tù binh Mỹ được trao trả trong chiến dịch hồi hương này. Trong số họ có phần lớn là phi công, còn lại là các điệp viên, thám báo được thả vào trinh sát tuyến đường Trường Sơn nhưng đã bị quân đội ta bắt giữ được, áp giải ra Hà Nội. Nguồn ảnh: AF.
Nhận xét
Đăng nhận xét