TRÁI CÂY VN ĐƯỢC SÁNH VỚI ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Thế giới quý trái này còn hơn Đông trùng hạ thảo, Việt Nam có đầy nhưng không ai ăn

Đây là một loại trái cây rất thơm ngon bổ dưỡng, đặc biệt vào những ngày nóng bức uống vào thì mát rười rười rượi và vô cùng khỏe khoắn.

Nói gần nói xa chẳng qua nói quỵt tẹt ra luôn đây là trái quách, 1 loại trái cây đặc sản của Trà Vinh, người ngoài Bắc chắc không biết nhưng ở miền Tây hầu như đứa nhỏ nào cũng biết.

Đặc biệt vùng Trà Vinh, cứ sáng sớm là lũ nhóc trong xóm chạy vô vườn nhà nào có trái này để nhặt, vì cũng giống như sầu riêng, khi chín nó mới rụng xuống, chứ hái trên cây thì ăn dở ẹc hà.



Cây quách (còn gọi là cây cám) mọc tự nhiên, bắt đầu cho trái vào khoảng tháng 10 âm lịch năm trước kéo dài đến 6-7 tháng năm sau.

Khi nhìn thấy trái này đầu tiên mọi người sẽ có phản ứng trời ơi trái gì đâu mà có màu tím đen đặc sệt, mùi nồng thấy ghê, không biết có ăn được không thấy lo quá. Tuy nhiên sau khi nếm thử đảm bảo bạn sẽ rất ghiền hương vị này và không bao giờ quên.

Trái quách, cái tên còn nghe rất lạ đối với nhiều người. Bạn có biết được rằng trái quách có công dụng chữa trị bệnh rất tuyệt vời. Mọi người tham khảo thử nha.



Khi chín, trái quách tự rụng, với lớp vỏ xấu và dày, cứng đảm bảo cho ruột quách vẫn nguyên vẹn.



Thông thường, trái quách được chế biến thành món sinh tố, dầm với nước đá, thêm chút sữa cho vị ngọt vừa, béo. Ngoài ra, trái quách còn được dùng ngâm rượu. Theo dân gian, rượu quách có công dụng chữa táo bón, tăng cường gân cốt, bổ thận…

Về công dụng chữa bệnh, người dân miền Tây thường trái quách còn xanh xắt mỏng phơi khô dùng để chữa trị tiêu chảy, trái chín chống táo bón, giúp điều hòa tiêu hóa. Lá cây quách chữa trị viêm phế quản…



Bên cạnh đó hầu như nhà nào trồng quách cũng sở hữu vài ba chai rượu trong nhà để thết đãi khách hoặc dùng thường xuyên giúp cường gân cốt, bổ thận, nhuận tràng, dễ tiêu.

Cách ngâm rượu quách để chữa bệnh cũng vô cùng đơn giản. Chọn những quả chín tròn trịa, mặt ngoài không có vết xước hay thủng sâu. Dùng ruột quách ngâm hòa cùng với rượu, hoặc bổ quả quách ra làm những miếng vừa cho vào chum rượu, cũng có thể dùng dao khoét vài lổ trên trái quách rồi để nguyện trái ngâm với rượu. Dù cách nào đi nữa khi thành phẩm rượu phải trong, còn nguyên mùi thơm của quách mới đạt.

Ở ĐBSCL, cây quách được trồng nhiều ở Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang, đặc biệt là những khu vực có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Loại cây này thường được trồng gần nhà ở của người dân để che bóng mát. Cây có thân to, cao từ 7-8 m, tán rộng, lá nhỏ và nhánh có gai.



Theo người dân, từ khi trồng đến khi cây bắt đầu cho trái là khoảng 4 năm, cây càng lâu năm thì cho trái càng nhiều. Cũng như trái sầu riêng, trái quách khi chín sẽ tự rụng (thường rụng vào ban đêm, có vỏ cứng nên không bị vỡ) nên người dân không cần phải trèo lên hái.

Quách là loại cây cao khoảng 7-8m, lá nhỏ và thân giống như cây cần thăng, trồng khoảng 7 năm thì cho trái. Lá dài 25-35mm và rộng 10-20mm. Trái có đường kính 5–9 cm, cơm có vị chua ngọt. Khi chín Quách tự rụng, do có vỏ cứng nên nó khó đập vỡ khi rụng.



Quách có hình cầu, màu xám loang lổ kiểu hạt li ti nhìn giống trái dây cám, phần thịt bên trong có nhiều sợi cứng và các hạt bám trên đó.Khi trái chưa chín phần thịt có màu trắng, khi chín phần thịt chuyển sang màu nâu sậm đến đen. Nếu để quá chín sẽ bị lên men như mật.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VỢ CHỒNG GIÀ BỎ CHÂU ÂU VỀ ĐÀ NẴNG HƯỞNG NHÀN

LOẠT ẢNH TUYỆT ĐẸP VỀ SÀI GÒN THẬP NIÊN 1960

KARAOKE MÀ KHÔNG CÓ "CÁI ĐÓ" LẤY GÌ ĂN?