NẠN HỌC THUÊ, THI MƯỚN GÂY NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI

Học thuê, thi mướn: Nhà giáo dục sốc

Thị trường học thuê, thi hộ ở đại học sôi động với giá cả chỉ bằng… bát phở khiến các nhà giáo dục thấy sốc.



PGS Văn Như Cương

“Nguy hiểm cho xã hội”

GS Nguyễn Minh Thuyết

GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng chưa bao giờ người ta tưởng tượng sinh viên đại học lại có thể thuê người học hộ, thi hộ.

Theo ông, sinh viên học ở bậc đại học để tích lũy kiến thức, quyết định tương lai của mình. Do vậy, phải “học thật” mới thành người có kiến thức, kỹ năng để sau này đi làm. GS nói: “Nếu học hành như thế này, làm sao có thể tin vào bằng cấp được nữa”.

Ông cũng chắc rằng, nhiều người sẽ thấy sốc bởi có chuyện học hộ ngay tại các trường đại học có tên tuổi, được xã hội tin tưởng như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân...

PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) “cảm thấy buồn” khi nghe đến chuyện học thuê thi mướn.

Ông nói: “Sinh viên không hứng thú học, ghi tên ở trường để làm việc khác, vẫn lấy bằng đại học. Sau khi ra trường, nhờ thân quen, chạy chọt để được bổ nhiệm chức này chức kia... thật nguy hiểm cho xã hội”.

PGS cũng cảm thấy lạ bởi chuyện học hộ có ngay tại ngôi trường Đại học Sư phạm Hà Nội – đại học lớn trong cả nước, cũng là nơi ông làm cán bộ giảng dạy trước khi về hưu.

“Hồi tôi còn dạy học, không có chuyện học hộ ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng, nếu có sinh viên đi học hộ tôi cũng khó có thể kiểm soát được hết. Nhưng sinh viên lúc đó trung thực, không có chuyện “bát nháo” như hiện nay”, PGS nói.



Nhóm “Học hộ thi hộ” có hơn 7.647 thành viên tham gia. Hằng ngày, việc giao dịch học thuê, thi thuê luôn diễn ra nhộn nhịp.

GS.TS. Phạm Huy Dũng

GS.TS. Phạm Huy Dũng (Đại học Thăng Long, HN) cho rằng, việc sinh viên bỏ tiền ra thuê người đi học, đi thi cho mình là “sự việc nghiêm trọng”. Nếu những người học hộ, thi hộ ấy được xã hội trọng dụng đưa vào những vị trí quản lý thì “tai hại không biết sẽ như thế nào”.

“Tôi còn nghe nói có chuyện làm tiến sĩ giả, giáo sư giả, nghiên cứu hộ, viết báo cáo hộ...”, GS Dũng cho hay.

Theo GS, về bản chất, vấn đề học hộ thi hộ là sự không trung thực trong học tập và dạy học. Ông cho rằng: “Trung thực là yếu tố đạo đức chung của con người. Yếu tố trung thực có lẽ phải đặt lên hàng đầu trong giáo dục, môi trường giáo dục”.

“Động lực học không lớn”

PGS Văn Như Cương xem hành động sinh viên thuê người đi học hộ để ghi tên điểm danh cho thấy việc kỷ luật trong nhà trường không còn nghiêm túc.

PGS Văn Như Cương

Nếu là lãnh đạo trường, ông cho biết, sẽ không chấp nhận sinh viên không thích học. Chấp nhận trường sẽ ít sinh viên, giảm nguồn thu học phí... nhưng giữ được thương hiệu.

PGS Văn Như Cương cũng cho rằng, động lực học của sinh viên hiện nay không lớn. Sinh viên đi học nhưng không biết có tương lai sáng sủa không, có việc làm và làm đúng chuyên ngành học không?...

Ví dụ, trước đây, sinh viên sư phạm như ông ra trường chắc chắn có việc làm. Do vậy, muốn làm được việc phải học, nghiên cứu sâu. Nhưng bây giờ, không biết ra trường sẽ là gì? Thậm chí, nhiều người làm việc trái ngành học.

“Do vậy, sinh viên nghĩ rằng, không cần giỏi, chỉ cần học “vừa vừa” cũng được, miễm sao có cái bằng, tìm cách xin việc sau”, PGS nói.

PGS cho rằng, cần tính lại cách kiểm tra đánh giá sinh viên. Cách đánh giá chuyên cần theo kiểu “đến trường ghi tên điểm danh” như hiện nay “không có tác dụng gì”.

Theo ông, ai không thích học nên ở nhà, đỡ ảnh hưởng đến môi trường học tập của người xung quanh.

Để hạn chế học hộ, thi hộ, nên đưa ra phương án thi vấn đáp. Trong đó, chấp nhận sinh viên không đến trường học nhưng vẫn trả lời được câu hỏi của giáo viên trong kỳ thi.



Sinh viên N.T.H (bên trái) gặp gỡ với phóng viên nhờ đi thi hộ môn Quy hoạch tuyến tính tại quán nước phố Triều Khúc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Như vậy, nếu sinh viên không đến trường, nhưng vẫn tìm tòi tài liệu, học tập ở nhà tốt... thì cũng chấp nhận được. Nếu đến kỳ thi, không trả lời được câu hỏi vấn đáp sẽ lòi ra ngay sinh viên đó ở nhà để đi chơi, làm việc khác. Như vậy, sẽ không phải lo sinh viên học hộ, thi hộ.

Theo PSG, cần thay đổi môi trường, đạo đức trong nhà trường. Phải xác định ba vấn đề: học để làm gì, học cái gì, học như thế nào? Tất cả những câu hỏi đó đều phải làm lại.

Ông ví dụ, trong khi Tổ chức Khoa học - Giáo dục của tổ chức Liên Hiệp Quốc nói rằng “học để biết, làm, khẳng định mình, hòa nhập...”, còn chúng ta “học để đi thi”.

Nguồn: Khám Phá


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VỢ CHỒNG GIÀ BỎ CHÂU ÂU VỀ ĐÀ NẴNG HƯỞNG NHÀN

LOẠT ẢNH TUYỆT ĐẸP VỀ SÀI GÒN THẬP NIÊN 1960

KARAOKE MÀ KHÔNG CÓ "CÁI ĐÓ" LẤY GÌ ĂN?