NHỮNG RAU CỦ CHỨA ĐỘC TỐ CHẾT NGƯỜI

Triệu người Việt đều biết, thậm chí ăn nhiều

Những rau củ ẩn chứa độc tố gây thiệt mạng, triệu người Việt đều biết, thậm chí ăn nhiều

Chúng ta thường nghĩ rằng rau củ là những thực phẩm an toàn và lành mạnh nhất vì chúng chứa nhiều vitamin. Tuy nhiên một số loại thực phẩm thực sự có thể chứa độc tố gây chết người, trong đó có những loại rau củ, hoa quả còn nằm trong “danh sách đen” của tổ chức y tế thế giới.



Cải thảo chứa nhiều nước, nhiệt độ ngoài trời cao sẽ khiến rau dễ bị hư hỏng chỉ trong 2-3 ngày. Một số người buôn bán vì muốn giữ cho cải thảo tươi lâu nên có thể sử dụng formaldehyde (chất ướp xác).



Formaldehyde đứng thứ hai trong danh sách cáchóa chất độc hại ở Trung Quốc cần kiểm soát và đã được WHO xác định là chất gây ung thư, gây quái thai. Nếu chất này dùng trên rau, hậu quả của nó khó có thể tưởng tượng.



Bản thân bí ngòi không gây ung thư nhưng sau khi chiên xào ở nhiệt độ cao, nó sẽ giải phóng acrylamide – chất gây ung thư.



Các thí nghiệm cho thấy ở nhiệt độ cao, bí ngòi giải phóng chất acrylamide, với một lượng lên tới 360 microgram/kg.



Sắn là thực phẩm rất quen thuộc với người Việt, nó còn là lương thực chủ yếu ở một số nước đang phát triển, cung cấp thức ăn cho hơn nửa tỷ người.



Tuy nhiên việc chế biến sắn không đúng cách có thể khiến cho chất cyanide trong sắn gây ra ngộ độc xyanua cấp tính, tê liệt thân hoặc thậm chí tử vong.



Khoai tây là loại rau củ hoàn toàn an toàn. Tuy nhiên nếu bạn cất trữ khoai tây quá lâu trong môi trường ẩm ướt sẽ khiến chúng nảy mầm.



Chính những mầm này có chứa các hợp chất độc hại được gọi là glycoalkaloids. Ngay cả khi bạn cắt bỏ mầm, bạn cũng nên vứt hết củ đi vì chất độc có thể ở trong khoai tây nếu chúng mọc mầm đã lâu.



Măng được sử dụng nhiều ở các nước châu Á. Tuy nhiên khi ăn măng bạn nên chú ý bởi măng có chứa glycosides cyanogenic – độc tố tương tự trong sắn.



Những độc tố này phải được tiêu hủy bằng cách nấu kỹ lưỡng, và vì lý do này, măng tươi thường được chần qua nước sôi trước khi được chế biến.



Đậu sống chứa độc tố không vị, rất độc hại chỉ có thể loại bỏ bằng cách nấu chín. Đậu đỏ và đậu tây (đậu thận đốm đỏ) và những loại khác cũng có nguy cơ gây ngộ độc.



Nếu đậu không được nấu chín hoàn toàn sẽ không thể tiêu diệt độc tố. Vì vậy, bạn nên đun sôi chúng trong ít nhất 10 phút vì đậu chưa nấu chín có thể độc hơn so với cả đậu sống.



Nhiều người nghĩ rằng nấm độc thường mọc đơn lẻ và có màu sắc bắt mắt nhưng thực tế có không ít loại nấm độc trông rất giống những loại nấm bạn thường hay ăn và mọc thành cụm lớn.



Tuyệt đối không hái nấm tùy tiện bởi bạn không thể biết loại nào ăn được và loại nào độc hại. Đã từng có một gia đình bị ngộ độc vì ăn nấm hái ven đường do trông chúng giống với loại nấm mà gia đình hay ăn.



Giống hạnh nhân đắng có chứa lượng xianua cao hơn so với hạnh nhân ngọt. Chiết xuất hạnh nhân đắng đã từng được sử dụng trong y học với liều lượng nhỏ.



Bởi nếu dùng với lượng lớn có thể gây tử vong, đặc biệt là trẻ em. Vì thế hầu hết các loại hạnh nhân được bán thường là loại ngọt.



Thân cây đại hoàng là phần duy nhất bạn có thể ăn được, tuyệt đối không được ăn phần lá. Trong thế chiến thứ nhất, những chiếc lá đại hoàng đã bị nhầm là thực phẩm và gây ra ngộ độc hàng loạt.

(Khám phá)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VỢ CHỒNG GIÀ BỎ CHÂU ÂU VỀ ĐÀ NẴNG HƯỞNG NHÀN

LOẠT ẢNH TUYỆT ĐẸP VỀ SÀI GÒN THẬP NIÊN 1960

KARAOKE MÀ KHÔNG CÓ "CÁI ĐÓ" LẤY GÌ ĂN?